Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Áp xe gan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp điều trị bệnh.

Nhắc đến áp xe gan nhiều người thường lầm tưởng đây là bệnh chỉ gặp ở nam giới với nguyên nhân chủ yếu là do uống nhiều rượu bia. Tuy nhiên theo thống kê dịch tễ học, nữ giới cũng chiếm khoảng 30% tổng ca bệnh áp xe gan. Bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nặng nề hoặc có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.Vậy hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản về áp xe gan.

1. Áp xe gan là bệnh gì.

1. Áp xe gan là bệnh gì.

Áp xe gan là một bệnh nhiễm trùng nặng. Bệnh được đặc trưng bởi sự tụ mủ trong gan. Có thể là 1 ổ hay đa ổ áp xe tùy vào nguyên nhân hay thể trạng của từng bệnh nhân. Các ổ nhiễm trùng nằm rải rác ở cả thùy phải và thùy trái, càng nhiều ổ áp xe tiên lượng bệnh càng khó khăn hơn.

Áp xe gan là gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh áp xe gan.

2. Nguyên nhân gây bệnh áp xe gan.

Quan trọng nhất trong điều trị áp xe gan là cần tìm được nguyên nhân gây bệnh để xử lý tận gốc vấn đề. Thời gian đầu khi mới ghi nhận các ca bệnh thì amip là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh áp xe gan. Nhưng hiện nay khi mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi thì vi khuẩn lại chiếm ưu thế hơn..

Nguyên nhân gây áp xe gan bao gồm:

  • Vi khuẩn: bao gồm vi khuẩn kị khí và hiếu khí.. Vi khuẩn gây áp xe gan chủ yếu đến từ đường ruột, dịch ruột sau khi bị trào ngược vào đường mật kéo theo vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hệ thống gan mật. 
  • Amip: áp xe gan do amip chủ yếu xuất hiện ở các nước đang phát triển trong đó có  Việt Nam. Những bệnh nhân đã khỏi lỵ amip hoặc mắc lỵ amip mạn tính là những đối tượng cần được đặc biệt lưu ý.
  • Do nhiễm các ký sinh trùng khác như sán lá gan, giun tại đường mật,...

 

3. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc áp xe gan.

3. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc áp xe gan.

Bệnh áp xe gan có thể xảy ra trên tất cả các đối tượng. Tuy nhiên một số nhóm người sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như

  • Bệnh nhân nghiện rượu
  • Bệnh nhân mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như: HIV, người mắc bệnh hệ thống, người cao tuổi,...
  • Bệnh nhân thường xuyên ăn đồ sống.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh gan mật

 

4. Triệu chứng của bệnh áp xe gan.

4. Triệu chứng của bệnh áp xe gan.

Bệnh thường gặp ở độ tuổi 30-50 tuổi.

  • Sốt: điển hình nhất là trong áp xe gan là sốt. Tùy vào thể trạng mỗi bệnh nhân mà có các kiểu hình sốt khác nhau. Bệnh nhân có thể sốt cao hoặc sốt dai dẳng kéo dài.
  • Đau hạ sườn phải: Nhiều khi bệnh nhân gặp những cơn đau dữ dội, khiến việc chẩn đoán bước đầu dễ bị nhầm lẫn sang các đau bụng ngoại khoa khác như: đau ruột thừa, ung thư gan, viêm tụy cấp,...
  • Vàng da: Khi các tế bào gan bị tổn thương dẫn đến các chức năng chuyển hóa bị suy giảm, bilirubin không được chuyển thành dạng có thể đào thải ra ngoài. Nồng độ Bilirubin tự do trong máu tăng cao dẫn đến triệu chứng vàng da bệnh lý.
  • Gan to: dưới hình ảnh siêu âm các bác sĩ thấy có hình ảnh gan to hơn mức bình thường nhưng bề mặt vẫn nhẵn, bờ tù, mật độ mềm.

Triệu chứng của áp xe gan.

5. Các giai đoạn tiến triển trong bệnh áp xe gan.

5. Các giai đoạn tiến triển trong bệnh áp xe gan.

Bệnh áp xe gan được hình thành từ những tổ chức viêm nhỏ. Sau đó hình thành những ổ viêm lớn hơn và bắt đầu có sự tụ mủ.

Nếu không được điều trị kịp thời các ổ mủ sẽ vỡ ra tràn vào ổ bụng. Trong dịch viêm của ổ áp xe gan có thể chứa vi khuẩn, amip, nấm, các chất gây viêm,... làm ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận khác trong khoang bụng.

Dịch áp xe sau khi lan vào trong ổ bụng có thể dẫn tới phổi gây các bệnh về phổi như: viêm phổi, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi,...

Như vậy từ một tổ chức viêm nhỏ nếu không được kiểm soát đúng hướng có thể dẫn đến những nhiễm trùng các tổ chức khác.

 

6. Biến chứng bệnh áp xe gan.

6. Biến chứng bệnh áp xe gan.

Gan là tổ chức quan trọng bậc nhất trong bộ máy con người, đảm nhiệm nhiều vai trò như tổng hợp, lưu trữ và thải độc. Khi gan bị áp xe không chỉ có chức năng gan suy giảm mà còn làm suy giảm chức năng của hầu hết các bộ phận trong cơ thể.

  • Điều lo sợ nhất của áp xe gan là khi ổ áp xe bị vỡ dễ gây nhiễm khuẩn cho toàn bộ khoang bụng.
  • Khi dịch viêm lan tỏa ra nhiều bộ phận trong cơ thể, trên nền bệnh nhân nhiễm trùng lâu ngày sức đề kháng đã suy giảm sốc nhiễm khuẩn rất dễ xảy ra. Đây là một biến chứng nặng nề có nguy cơ tử vong cao cần theo dõi và điều trị tích cực.
  • Bệnh còn có thể gây chảy máu đường mật với biểu hiện nôn ra máu.

7. Điều trị bệnh áp xe gan như thế nào.

7. Điều trị bệnh áp xe gan như thế nào.

Như đã trình bày ở phía trên, áp xe gan là bệnh nhiễm trùng nặng với nhiều nguyên nhân khác nhau.Vì vậy tùy vào mỗi nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau.

Hinhg ảnh chụp CT áp xe gan.

3 phương pháp điều trị chính trong áp xe gan:

Dùng thuốc: 

  • Thuốc kháng sinh được dùng cho các trường hợp áp xe do vi khuẩn. Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ các bác sĩ thường dùng kháng sinh phổ rộng với mục đích bao vây vi khuẩn. Các nhóm kháng sinh được ưu tiên sử dụng như Carbapenem, cephalosporin thế hệ 3, metronidazol ( cho các trường hợp nhiễm vi khuẩn kị khí),...
  • Thuốc diệt amip. Trước đây số lượng thuốc diệt amip rất hạn chế tuy nhiên hiện nay khi nền y học phát triển đã có nhiều nhóm thuốc diệt amip an toàn hơn so với những nhóm thuốc trước đây.
  • Trong khi điều trị, ngoài các thuốc điều trị nguyên nhân các bác sĩ sẽ kết hợp thêm các thuốc điều trị triệu chứng, thuốc hạ men gan, tăng đề kháng để nhanh chóng đưa chức năng gan về mức bình thường.

Trong một số trường hợp đặc biệt như điều trị bằng thuốc chưa đạt được hiệu quả điều trị hoặc ổ áp xe quá lớn các bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút để dẫn lưu mủ ra ngoài. Ưu điểm của phương pháp này là khi mủ được dẫn lưu ra ngoài khiến cho việc điều trị có kết quả khả quan hơn tuy nhiên nó cũng có nhược điểm:  nếu kĩ thuật không tốt có thể làm lây lan nhiễm trùng cho các bộ phận khác.

Khi chọc hút vẫn chưa đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, bệnh vẫn tiến triển nặng thêm cá bác sĩ có thể phẫu thuật để dẫn lưu mủ ra ngoài. Sau đó tiếp tục điều trị bằng thuốc.

 

8. Các biện pháp phòng tránh bệnh.

8. Các biện pháp phòng tránh bệnh.

  • Đối với các bệnh nhân có tiền sử mắc lỵ amip cần tầm soát thường xuyên để hạn chế amip di chuyển gây bệnh cho các cơ quan khác.
  • Nên tẩy giun thường xuyên, hạn chế ăn các đồ ăn sống để các loại ký sinh trùng không có cơ hội xâm nhập vào trong cơ thể.
  • Hạn chế rượu bia, đồ ăn nhanh để bảo vệ chức năng gan của cơ thể.
  • Bệnh nhân nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời hạn chế những biến chứng nặng nề mà bệnh có thể gây ra.