Bệnh bạch hầu: tác nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh, biện pháp điều trị và phòng ngừa.
1. Bạch hầu là bệnh gì?
1. Bạch hầu là bệnh gì?
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi một loại vi khuẩn hiếu khí Gram dương, có tên là Corynebacterium diphtheriae. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 1- 10 tuổi, gây tổn thương tim, thận, thần kinh … thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
2. Tác nhân gây bệnh bạch hầu
2. Tác nhân gây bệnh bạch hầu
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là tác nhân chính gây bệnh bạch hầu. Vi khuẩn này được tìm thấy trong đất, súc vật và người, có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, sức đề kháng cao. Khi được chất nhầy bao bọc, thời gian sống của vi khuẩn trên đồ vật có thể lên tới 30 ngày. Vi khuẩn bạch hầu phá hủy mô tại chỗ, tạo thành giả mạc màu trắng xám ở lưỡi, mũi, họng và đường thở của người bệnh. Người ta còn tìm thấy màng giả ở da hoặc kết mạc, bộ phận sinh dục của người nhiễm vi khuẩn này.
Bệnh lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người nhiễm bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh như nước bọt, mồ hôi,.. hoặc tiếp xúc gián tiếp khi dùng chung đồ với những người này.
Những đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu bao gồm:
- Người chưa được tiêm vaccin bạch hầu
- Người vừa tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu, hoặc di chuyển từ vùng dịch bạch hầu về
- Người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS
- Người sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh
3. Biểu hiện của bệnh bạch hầu
3. Biểu hiện của bệnh bạch hầu
Người bệnh có biểu hiện của bệnh sau 2-5 ngày nhiễm bệnh, chủ yếu với các triệu chứng của hội chứng nhiễm khuẩn, tương tự như cảm cúm: đau họng, ho, sốt, sưng các tuyến ở cổ, sổ mũi,...Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là hai bên thành họng sẽ xuất hiện giả mạc trắng xám, dai, dính và có thể chảy máu, lan xuống đường thở, gây tắc nghẽn đường thở và dẫn đến tử vong.
Có 6 thể lâm sàng của bệnh:
- Bạch hầu thanh quản: thường gặp nhất
- Bạch hầu mũi
- Bạch hầu mắt
- Bạch hầu da
- Bạch hầu rốn
- Bạch hầu âm đạo
4. Biến chứng của bệnh bạch hầu
4. Biến chứng của bệnh bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu là dòng vi khuẩn tiết độc tố, vì vậy biểu hiện của bệnh không chỉ dừng lại ở các triệu chứng giống cảm cúm thông thường. Nếu độc tố của vi khuẩn bạch cầu thâm nhập vào máu thì sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
- Rối loạn chức năng tim: viêm cơ tim, rối loạn dẫn truyền cơ tim, huyết khối,..
- Tổn thương hệ thần kinh: liệt cơ, liệt các chi, liệt mắt,...
- Suy thận
- Suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở
- Viêm kết mạc mắt
5. Phương pháp điều trị bạch hầu
5. Phương pháp điều trị bạch hầu
Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu. Người mắc bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ chỉ định tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu hoặc tiêm kháng sinh. Tử vong vẫn có thể xảy ra ngay cả khi đang điều trị, tỷ lệ tử vong tăng cao ở trẻ dưới 15 tuổi.
6. Biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu
6. Biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu thường phát hiện muộn và diễn biến âm thầm, vì vậy tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất.
Hiện nay các trung tâm tiêm chủng đã có đầy đủ các loại vaccin bạch hầu dành cho trẻ nhỏ và người lớn như: Vacxin 6 in 1 (Bỉ hoặc Pháp), Vacxin 5 in 1 ( Pháp),...
Ngoài ra cần tuân thủ nguyên tắc phòng tránh bệnh truyền nhiễm như:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
- Giữ gìn và vệ sinh hầu họng sạch sẽ
- Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý
- Cách ly hoặc hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm bệnh
- Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời