Bệnh lao ruột là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị bệnh.
1. Bệnh lao ruột là gì?
1. Bệnh lao ruột là gì?
Lao ruột là một bệnh lao ngoài phổi, nguyên nhân do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis)
Bệnh lao ruột thường hay xuất hiện nhiều ở những vùng quốc gia đang phát triển, Lao ruột là bệnh lý hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm vì khó phát hiện, khó chữa trị và tỷ lệ biến chứng lại rất cao.
2. Tìm hiểu về trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis
2. Tìm hiểu về trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis
Trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) là vi khuẩn thuộc giống Mycobacterium trong họ Mycobacteriaceae. Giống Mycobacterium là nhóm vi khuẩn kháng cồn kháng acid, gồm có 71 loài, trong đó chỉ có một số ít gây bệnh trên người và động vật.
Vi khuẩn lao được phát hiện bởi Robert Koch vào năm 1882 và tỷ lệ mắc bệnh lao giảm dần nhờ sự xuất hiện của 2 loại thuốc là Streptomycin vào năm 1946 và Rimifon vào năm 1952. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, bệnh lao đã có dấu hiệu gia tăng trở lại và khó kiểm soát hơn do lao kháng thuốc chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng.
3. Triệu chứng bệnh Lao ruột
3. Triệu chứng bệnh Lao ruột
Bệnh lao ruột xảy ra một cách thầm lặng và dấu hiệu bệnh lao ruột cũng không đặc hiệu do vậy hiếm khi người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn đầu.
Các dấu hiệu bệnh lao ruột chủ yếu là các bệnh lý đường ruột như:
- Buồn nôn
- Đau bụng âm ỉ hay dữ dội và thường đau nặng hơn ở hố chậu phải.
- Đường ruột bị tắc hoặc hẹp gây nên tình trạng đau quặn bụng với chứng sôi bụng gây ra.
- Rối loạn đại tiện: thường bị tiêu chảy liên tục và có kèm theo phân có máu. Đôi khi xảy ra táo bón kéo dài, xen kẽ tiêu chảy và táo bón. Tiêu chảy xuất hiện thường xuyên hơn khi bệnh nhân có loét.
- Đầy hơi và hơi sôi bụng thường khu trú ở vùng hố chậu phải.
Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như: giảm cân, ra mồ hôi đêm, sốt, suy nhược cơ thể. ..
Biến chứng:
Lao ruột, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ bị những biến chứng như:
- Tắc ruột
- Xuất hiện khối u tương tự u đại tràng gây thủng ruột, viêm phúc mạc
- Xuất huyết tiêu hoá nghiêm trọng và hội chứng kém hấp thu
- Có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Khi phát hiện có những triệu chứng bất thường của lao ruột, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chữa trị sớm, giảm thiểu tối đa những biến chứng xấu.
4. Đường lây truyền bệnh Lao ruột
4. Đường lây truyền bệnh Lao ruột
Bệnh lao ruột khác với lao phổi ở chỗ lao ruột không lây lan qua hô hấp và ăn uống.
Người bị bệnh lao ruột thường do nuốt phải đờm, chất nhầy có chất dịch có chứa trực khuẩn lao của người đang mắc phải lao ruột hoặc do ăn uống phải thực phẩm có chứa vi khuẩn lao, . ..
Ngoài ra: đường máu, đường mật
5. Đối tượng nguy cơ bệnh Lao ruột
5. Đối tượng nguy cơ bệnh Lao ruột
Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, trong mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ, người lớn hay trẻ con, trai gái.
Tuy nhiên lao ruột lại xuất hiện phổ biến ở người lớn trong độ tuổi lao động, nhất là từ tầm 30 tuổi đến 55 tuổi.
- Người nhiễm HIV/AIDS: do HIV làm suy yếu hệ miễn dịch ở những người này, tạo cơ hội cho vi khuẩn lao truyền bệnh cho cơ thể.
- Bệnh nhân bị mắc đái tháo đường
- Người có trọng lượng cơ thể thấp
- Bệnh nhân bị ung thư
- Bệnh bạch cầu
- Bệnh Hodgkin
- Người đang sử dụng thuốc: corticosteroid
- Người làm việc trong môi trường có nhiều bụi silic.
6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lao ruột
6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lao ruột
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang bụng
- Chụp mạch lympho bằng X-quang
- Nội soi bằng ống mềm: phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị tốt nhất
Một số xét nghiệm khác
7. Các biện pháp điều trị bệnh Lao ruột
7. Các biện pháp điều trị bệnh Lao ruột
Có thể điều trị nội khoa và ngoại khoa, dù vậy trên lâm sàng vẫn chủ yếu dùng điều trị nội khoa bằng thuốc.
Điều trị nội khoa: Phác đồ điều trị Lao theo phác đồ của bộ y tế, trong khi sử dụng thuốc phải tuân thủ điều trị của bác sĩ, không bỏ thuốc, bỏ liều.
- Thuốc kháng lao: phác đồ theo tình trạng bệnh nhân và mức độ kháng thuốc
- Thuốc điều trị triệu chứng
Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện nâng cao thể trạng hợp lý. Bao gồm: ăn uống đầy đủ chất, đủ vitamin. Thức ăn, nước uống hợp vệ sinh. Sữa đã được tiệt trùng.
Điều trị ngoại khoa: Khi có biến chứng thủng hoặc tắc ruột mới chỉ định phẫu thuật
8. Phòng ngừa bệnh Lao ruột
8. Phòng ngừa bệnh Lao ruột
- Giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt không dùng sữa bò tươi không được tiệt trùng.
- Tránh tiếp xúc với môi trường bụi, nhất là môi trường có nhiễm silic vì loại bụi này có tác động lớn lên phổi.
- Khi dùng các thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ gây suy giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư,... cần phải kiểm tra định kỳ tình trạng miễn dịch của cơ thể.
- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, phải đến các cơ sở y tế khám để phát hiện và chữa trị sớm, không để bệnh tiến triển nhanh, gây nguy hại đến bản thân và những người xung quanh.