Bệnh Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị.
1. Bệnh Lupus ban đỏ là gì?
1. Bệnh Lupus ban đỏ là gì?
Lupus ban đỏ hay gọi là SLE là bệnh mạn tính có thể biểu hiện ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể. Đôi khi lupus ban đỏ gọi là “kẻ bắt chước vĩ đại” vì khiến dễ nhầm với các vấn đề khác. Đa số bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, trên da xuất hiện các vết hồng hình cánh bướm, đau và sưng các khớp, có thể sốt.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Lupus ban đỏ là gì?
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Lupus ban đỏ là gì?
Hệ miễn dịch là lá chắn giúp cơ thể phòng tránh các tác nhân lạ xâm nhập. Khi hệ miễn dịch “bị lỗi”, không tạo ra kháng thể mà tự tấn công lại mô lành của cơ thể, dẫn tới viêm và tổn thương các mô. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được vì sao lại có hiện tượng như vậy, nhưng các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố môi trường, giới tính và môi trường làm suy giảm hệ miễn dịch tăng nguy cơ mắc bệnh Lupus ban đỏ.
- Hormon giới tính: Có đến 90% bệnh nhân mắc Lupus ban đỏ là phụ nữ. Các hormon như estrogen, testosterone, progesterone, các thuốc tránh thai bản chất là hormon sinh dục nữ, liệu pháp hormon thay thế đã chứng minh có liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh và tiến triển của bệnh.
- Di truyền: Lupus ban đỏ di truyền các đoạn gen chứ không phải di truyền bệnh, có nghĩa là không phải bố mẹ bị bệnh thì các con họ đều bị mà ai mang gen lupus đó mới bị.
- Môi trường: Tia cực tím trong ánh snags mặt trời chiếu lên bề mặt da làm protein nội bào da biến thành các kháng thể “bị lỗi” gây nên bệnh lupus ban đỏ.
3. Triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ là gì?
3. Triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ là gì?
Một số triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân Lupus ban đỏ:
- Đau khớp, sưng tấy, cứng khớpkhớp
- Sốt không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi kéo dài hoặc cực độ
- Phát ban ngoài da, có thể hình bướm trên má, mũi
- Rụng tóc
- Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, hoặc ánh sáng có tia cực tím
- Co giật
- Loét miệng hoặc mũi
- Hội chứng Raynaud: ngón tay, ngón chân nhợt nhạt, tím do lạnh haowcj căng thẳng
- Đau đầu, lú lẫn
- Tức ngực, khó thở.
4. Biến chứng có thể gặp của bệnh Lupus ban đỏ?
4. Biến chứng có thể gặp của bệnh Lupus ban đỏ?
Bệnh Lupus ban đỏ có 2 biến thể là lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ dưới da. Hầu hết các trường hợp mắc lupus ban đỏ dạng đĩa không quá nguy hiểm, có thể điều trị khỏi, số ít tiến triển thành lupus ban đỏ hệ thống. Còn lupus ban đỏ dưới da tiến triển nặng đến giai đoạn cuối thì vô cùng nguy hiểm. Nó gây tổn thương hầu hết các cơ quan, gây các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng bệnh nhân:
- Tại tim: Lupus ban đỏ gây tràn dịch màng tim, viêm cơ tim, suy tim mạn tính, viêm cơ tim cấp, trụy mạch,…
- Tại phổi: tình trạng khó thở, suy hô hấp cấp.
- Tại thận: viêm cầu thận, suy thận
- Tại thần kinh: rối loạn tâm thần, co giật,...
- Hệ tạo máu: gây xuất huyết, thiếu máu trầm trọng
5. Điều trị bệnh Lupus ban đỏ
5. Điều trị bệnh Lupus ban đỏ
- Phải đánh giá các tổn thương, mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bệnh đi kèm để quyết định biện pháp điều trị.
- Quá trình điều trị gồm điều trị các đợt tiến triển và điều trị phòng các đợt tái phát.
- Hiện nay, bác sĩ thường kê:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Celecoxib, Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam, Acid mefenamic,...
- Corticoid: Prednisolone, Hydrocortisone, Betamethasone, Dexamethasone, Methylprednisolone, Triamcinolone,...
- Các thuốc chống sốt rét tổng hợp: Quinine, Chloroquine, Proguanil, Mefloquine,...
- Thuốc ức chế miễn dịch: chỉ định trong thể nặng: Cyclophosphamide, Azathioprin, Mycophenolat mofetil, Cyclosporin A
- Các thuốc khác: Danazol, Globulin miễn dịch, Dapson,...
- Thuốc sinh học: Rituximab là kháng thể đơn dòng chống lại protein CD20, trên tế bào lympho B, có tác dụng hủy hoại tế bào B.
6. Phương pháp phòng ngừa lupus ban đỏ hiệu quả:
6. Phương pháp phòng ngừa lupus ban đỏ hiệu quả:
Bệnh Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn. Cho đến nay vẫn chưa có cách nào điều trị khỏi hoàn toàn, vì vậy cần tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe bằng chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Chống nắng tốt khi đi ra ngoài
Không được tự ý ngưng thuốc đột ngột, đặc biệt là corticoid.
Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
NGUỒN THAM KHẢO:
https://www.cdc.gov/lupus/facts/detailed.html