Bệnh Phong là gì? Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh.
1. Bệnh phong là gì?
1. Bệnh phong là gì?
Bệnh phong ( hay bệnh hủi) là bệnh nhiễm khuẩn mạn tính. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium Leprae. Vi khuẩn này tấn công mạnh mẽ vào tế bào da, dây thần kinh ngoại biên và niêm mạc đường hô hấp người bệnh, gây tổn thương nghiêm trọng.
Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, ngoài ra còn qua vết thương trên da. Mặc dù là bệnh truyền nhiễm nhưng tỷ lệ lây của bệnh rất thấp, người mắc bệnh chủ yếu do có hệ miễn dịch yếu, sống trong điều kiện ẩm mốc, không sạch sẽ, thiếu ánh sáng, chật hẹp.
2. Triệu chứng của bệnh phong
2. Triệu chứng của bệnh phong
Người mắc bệnh phong có 1 hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:
- Bệnh nhân bị tổn thương mũi: mũi xẹp, vách ngăn mũi bị tổn thương, ngạt mũi kéo dài
- Thay đổi sắc tố da: giảm hoặc tăng sắc tố da so với bình thường
- Rối loạn cảm giác với biểu hiện: mất cảm giác vùng da thay đổi sắc tố, tê bì, kiến bò
- Tổn thương thần kinh ngoại biên: mỏi cơ, teo cơ các chi,... thậm chí liệt cơ. Tứ chi của bệnh nhân cử động khó khăn, bị co quắp nhiều, biến dạng.
- Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là xuất hiện cục u ở khớp khuỷu tay, cổ tay, đầu gối. Các cục u này sờ thấy được và đôi khi bệnh nhân cảm thấy đau
- Vùng da ở đầu ngón tay, đầu ngón chân bị phỏng, lâu dần bị bội nhiễm, dẫn đến khớp ngón tay, ngón chân bị hủy hoại. Người bệnh có thể tàn tật vĩnh viễn
- Tinh hoàn bị viêm dẫn đến vô sinh ở nam giới
- Ngoài ra còn tổn thương mắt: tổn thương giác mạc, tăng nhãn áp, khô mắt, … thậm chí có thể mù lòa.
3. Phân loại bệnh phong
3. Phân loại bệnh phong
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm ít vi khuẩn: chỉ số xét nghiệm vi khuẩn âm tính, bệnh nhân có dưới 5 tổn thương trên da
- Nhóm nhiều vi khuẩn: chỉ số xét nghiệm vi khuẩn dương tính, bệnh nhân có trên 6 tổn thương da
Ngoài ra bệnh phong còn phân thành 5 mức độ khác nhau, tùy vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh:
- Mức 1: Tê liệt da mức độ nhẹ, xuất hiện các đốm màu trên da
- Mức 2: Tổn thương lan rộng và nhiều hơn
- Mức 3: Trên da xuất hiện mảng đỏ, cảm giác tê bì và sưng hạch bạch huyết
- Mức 4: Cảm giác tê bì nhiều hơn, các đốm màu xuất hiện ngày càng nhiều, nồi sần, nổi cục,...
- Mức 5: Nhiễm trùng các chi, tê liệt hoặc mất cảm giác các chi
4. Chẩn đoán bệnh phong
4. Chẩn đoán bệnh phong
Bệnh phong được chẩn đoán bằng phương pháp sinh thiết da hoặc dây thần kinh của người bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm vi khuẩn gây bệnh đã bị bất hoạt vào cẳng tay bệnh nhân, phản ứng dương tính sẽ xuất hiện tại vị trí tiêm nếu bệnh nhân mắc bệnh.
5. Bệnh phong có chữa khỏi hoàn toàn được không?
5. Bệnh phong có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, đã có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh nên người mắc bệnh phong có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên các biến chứng của bệnh rất khó điều trị.
Các kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn phong bao gồm: Dapsone, Rifampin, Clofazimine, Minocycline, Ofloxacin. Ngoài ra, bệnh nhân còn được kê các thuốc chống viêm như: aspirin, prednisone,...Mỗi đợt điều trị kéo dài tới 6 tháng, thậm chí lên đến 1-2 năm nếu tình trạng bệnh nặng.
6. Cách phòng ngừa bệnh phong
6. Cách phòng ngừa bệnh phong
Bệnh phong đến nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh. Vậy nên cần tuân thủ các biện phòng phòng bệnh sau đây để tránh mắc phải:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay và tắm rửa bằng xà phòng
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống và làm việc
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của người nhiễm bệnh
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị sớm
- Ăn uống đầy đủ, tăng cường bổ sung thực phẩm tăng đề kháng như vitamin C, Kẽm,...