Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Bệnh rối loạn lipid máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.

Bệnh rối loạn lipid máu hay còn được gọi là bệnh mỡ máu, bệnh thường diễn ra trong âm thầm, hầu hết thường phát hiện ra khi bệnh đã tiến triển nặng. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Hãy cùng theo Ụpharma tìm hiểu về bệnh rối loạn lipid máu này nhé!

1. Bệnh rối loạn lipid máu là gì?

1. Bệnh rối loạn lipid máu là gì?

Lipid máu gồm nhiều thành phần khác nhau trong đó quan trọng nhất có: Cholesterol, Triglycerid, HDL-Cholesterol (mỡ máu tốt) và LDL-Cholesterol (mỡ máu xấu).

Rối loạn lipid máu (hay mỡ máu cao) là tình trạng tăng bất thường nồng độ Cholesterol và Triglycerid, làm giảm HDL-C trong máu. 

Hình ảnh rối loạn lipid máu

2. Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn lipid máu?

2. Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn lipid máu?

2.1. Nguyên nhân nguyên phát

Do di truyền: do một hoặc nhiều đột biến gen dẫn đến sản xuất quá mức hoặc thanh thải kém chất béo trung tính và LDL, hoặc sản xuất dưới mức hoặc thanh thải mạnh HDL.

2.2. Nguyên nhân thứ phát

  • Do lối sống ít vận động với chế độ ăn uống quá nhiều calo, chất béo bão hòa cholesterol, chất béo chuyển hóa
  • Tiền sử mắc đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, suy giáp, xơ gan mật nguyên phát,...
  • Tác dụng phụ thuốc: thiazide, thuốc chẹn beta, retinoids, thuốc kháng virus hoạt tính cao, cyclosporine, tacrolimus, estrogen, progestin, glucocorticoids.
  • Nghiện rượu, hút thuốc lá,...

3. Dấu hiệu nào nhận biết bệnh rối loạn lipid máu?

3. Dấu hiệu nào nhận biết bệnh rối loạn lipid máu?

Rối loạn lipid máu thường triệu chứng không rõ ràng, hầu hết là phát hiện qua kết quả xét nghiệm máu định kỳ. Tuy nhiên, thông qua một số dấu hiệu đặc trưng của tim mạch và bệnh lý toàn thân vẫn có thể nhận diện tình trạng mỡ máu cao của cơ thể:

3.1. 9 triệu chứng bên ngoài:

  • Đục rìa giác mạc: là một vòng tròn màu trắng, xám hoặc xanh xung quanh mắt do cholesterol lắng đọng ở giác mạc. Vòng này thường rất mờ nên khó nhận biết.
  • U vàng gân gót: là cục u mỡ to nổi lên ở gân gót chân, thường bắt gặp ở rối loạn lipid do di truyền
  • U vàng gân: là cục u màu vàng nhạt nằm rải rác ở gân, dây chằng tại các khớp đốt bàn tay, bàn chân. 
  • U vàng dưới màng xương: u ở củ chày trước xương cẳng chân, đầu xương trên mỏm khuỷu.
  • U vàng lòng bàn tay: u vàng ở trong lòng bàn tay, nếp gấp ngón tay.
  • U vàng mí mắt: phân bố ở mí mắt trên , mí mắt dưới, khóe mắt
  • U vàng phát ban: là những nốt sẩn nhỏ, màu vàng trên da đỏ, ngứa ở lưng, khuỷu tay, mông, đầu gối, bàn tay, bàn chân, ít gặp ở mặt. Nó đến nhanh và cũng tự biến mất sau vài tuần thường gặp ở người có mức triglyceride cao.
  • U vàng thể củ: nhô lên ở bề mặt da, màu vàng, vàng-đỏ, sờ thấy cứng, không đau, thường xuất hiện ở vùng da bị tỳ đè: khuỷu tay, đầu gối.
  • U vàng thể phẳng: màu vàng, tương đối mềm, hay trú ở cở, thân , vai, nách. 

3.2. 6 triệu chứng bên trong (nội tạng):

  • Bệnh động mạch vành: Nếu mảng xơ vữa gây hẹp và tắc nghẽn động mạch vành đưa máu đến tim gây nhồi máu cơ tim biểu hiện: đau thắt ngực, đau lan hàm, khó thở, cơn đau tim. Nếu mảng xơ vữa gây tắc động mạch cảnh dẫn máu lên não, gây đột quỵ nhồi máu não: nuốt khó, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, …
  • Bệnh động mạch ngoại vi: Hẹp động mạch ở chi do mảng xơ vữa khiến tay chân tê bì, đau nhức nhất là khi vận động.
  • Bệnh gan: rối loạn mỡ máu co có thể gây bệnh gan nhiễm mỡ biểu hiện: khó tiêu, đầy bụng, vàng da, ói mửa.
  • Bệnh viêm tụy: đau bụng dữ dội, buồn nôn, có thể đi kèm sốt.
  • Bệnh mắt: nhiễm lipid võng mạc: giai đoạn đầu soi đáy mắt thấy co thắt động mạch, giai đoạn sau thị lực giảm sút, mắt nhìn mờ.
  • Bệnh sỏi mật: là tình trạng lắng đọng mỡ máu ở dịch mật tạo sỏi mật: đau bụng, buồn nôn, sốt,...

4. Bệnh rối loạn lipid máu có nguy hiểm không? Biến chứng nào có thể gặp?

4. Bệnh rối loạn lipid máu có nguy hiểm không? Biến chứng nào có thể gặp?

Rối loạn lipid máu là nguyên nhân của một loạt các bệnh lý nguy hiểm như các bệnh tim mạch: bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, … dẫn đến đột quỵ do tai biến mạch não. Ngoài ra, tăng lipid máu còn gây viêm tụy cấp sau đó thành viêm tụy mãn, dẫn đến biến chứng đái tháo đường.

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không

5. Cách điều trị bệnh rối loạn lipid máu

5. Cách điều trị bệnh rối loạn lipid máu

Điều trị rối loạn lipid máu cần kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc

5.1. Thay đổi lối sống

Tăng cường tập luyện - vận động thể lực: 

  • Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng
  • Giảm TC, TG, LDL-c, tăng HDL-c
  • Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp. 
  • Thời gian tập 30-45 phút mỗi ngày, 5 ngày 1 tuần.
  • Một số bài tập phù hợp: yoga, đi bộ, bơi,...

Chế độ ăn tiết thực:

  • Hạn chế năng lượng nhất là người béo phì
  • Hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa: mỡ thịt heo, thịt bò, thịt cừu,...; giảm cholesterol có trong lòng đỏ trứng, bơ, tôm,...; tăng lượng acid béo không bão hòa có trong thực vật: dầu đậu nành, dầu oliu, dầu bắp,...
  • Khẩu phần ăn có sự cân đối 50% Glucid, 30% lipid, 20% protid
  • Hạn chế bia rượu, thuốc lá, chất kích thích
  • Bổ sung chất xơ, vitamin từ rau củ, hoa quả.

5.2. Điều trị bằng thuốc:

Thuốc giảm lipid máu bác sĩ thường kê:

  • Nhóm Statin: Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Pravastatin.
  • Nhóm Fibrat: Gemfibrozil, Clofibrat, Fenofibrat.
  • Nhóm acid Nicotinic: Niacin, Vitamin PP
  • Nhóm Resin: Cholestyramin, Colestipol, Colesevelam
  • Ezetimibe
  • Omega-3

6. Chế độ ăn với người bị rối loạn lipid máu

6. Chế độ ăn với người bị rối loạn lipid máu

6.1. Những thực phẩm nên dùng với người rối loạn lipid máu

Thực phẩm cho người bị rối loạn lipid máu

Nhóm chất béo:

  • Nên ăn dầu thực vật thay mỡ động vật
  • Tỏi giúp hạ cholesterol toàn phần
  • Cá có nhiều omega-3, ức chế tổng hợp cholesterol xấu , giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, hạ triglycerid máu.

Nhóm đạm (protein):

  • Tăng cường nhiều protein từ đậu nành, các loại đậu đỗ
  • Ăn thịt nạc và thịt gia cầm bỏ da
  • Lựa chọn sữa và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc giảm béo.

Nhóm Glucid (bột đường):

  • Nên ăn gạo hoặc các thực phẩm nguyên hạt, không xay xát kỹ: gạo lứt, 
  • Bánh mì đen

Nhóm rau quả:

  • Ăn nhiều rau, quả tươi: ổi, gioi, hồng đỏ, lựu, vú sữa, thanh long, cam, đào, chôm chôm,...
  • Nhiều chất xơ 25-30g/ngày: măng khô, nấm hương, đậu hà lan, đậu xanh, rau má, măng tre, vừng, đậu phộng, rau ngót, cải cúc, giá,...
  • Giàu chất chống oxy hóa: Vitamin E, Vitamin C, beta-caroten, Selen

6.2. Những thực phẩm hạn chế hoặc không dùng với người rối loạn lipid máu

Thực phẩm nhiều chất béo từ động vật

Thực phẩm hàm lượng Cholesterol cao: 

  • Nhóm thịt: óc lợn, bầu dục bò, gan gà, bầu dục lợn, gan lợn, gan bò, lòng gà, mề gà, dạ dày lợn, tim gà, tim lợn, lưỡi lợn, đuôi lợn, tai lợn, thịt chim bồ câu ra ràng,...
  • Nhóm trứng: lòng đỏ trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút,...
  • Nhóm thủy sản: cá quả, mực tươi, tôm biển,....
  • Nhóm dầu mỡ: bơ,mỡ động vật,...
  • Nhóm sữa: sữa bột toàn phần, phomat,...

Không dùng thực phẩm có chứa trans-fat: đồ ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên, pizza, xúc xích, lạp xưởng,...), đồ chế biến sẵn (mì ăn liền, snack,...), các loại bánh ngọt (bánh gato, su kem, bánh ngọt, ….)

Đường, đồ uống ngọt, bánh kẹo ngọt.

Thức ăn có chứa hàm lượng muối cao: dưa muối, cà muối, kim chi, cá khô,...

Bánh mì trắng, gạo xát quá trắng, mỳ miến,...

Rượu, thuốc lá, chất kích thích như cà phê,... 

 

Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh rối loạn lipid máu ( bệnh mỡ máu). Lưu ý mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên môn.

 

NGUỒN THAM KHẢO: 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21656-hyperlipidemia