Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) và những điều cần biết
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là hiện tượng các chất trong dạ dày( acid, pepsin,..) trào ngược lên thực quản gây ra những tổn thương trên thực quản, có thể đi vào khoang miệng ở vùng hầu họng, thanh quản,...
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Dạ dày và thực quản được ngăn cách nhau bởi cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt này hoạt động theo cơ chế van một chiều, thức ăn sau khi được đưa xuống cơ thắt thực quản sẽ mở ra để thức ăn đi xuống dạ dày rồi đóng lại ngăn không cho thức ăn trào ngược lên thực quản. Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản do cơ thắt thực quản suy yếu và dịch acid trong dạ dày dư thừa hay quá tải. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này như:
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen, các loại thuốc huyết áp,..
- Thói quen xấu: dùng các chất kích thích hay gây nghiện như cafein, rượu bia, thuốc lá ,.. hay ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu (nước có ga, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,chocolat,...)
- Bệnh lý: những bệnh lý có thể dẫn đến trào ngược dạ dày như nhiễm trùng, hẹp môn vị, phù nề bao tử, ung thư dạ dày, tổn thương hệ thần kinh thực quản,thoát vị hoành,...
- Khác: stress, béo phì, mang thai, vận động ngay sau khi ăn, lo lắng quá độ,... dẫn đến viêm đau dạ dày và gây trào ngược dạ dày.
3. Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
3. Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
3.1. Triệu chứng tại thực quản:
- Biểu hiện quan trọng nhất và hay gặp nhất là Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ hơi: lúc đói thường xuyên ợ hơi cần nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Ợ nóng: là cảm giác nóng rát từ dạ dày lên cổ họng
Ợ chua: thường xảy ra khi đánh răng vào buổi sáng, có vị chua ở khoang miệng
- Buồn nôn, nôn, trớ: Là sự trào ngược dịch từ dạ dày vào khoang miệng , họng kích thích gây cảm giác khó chịu, có thể trớ thức ăn ra ngoài. Nặng nhất vào buổi tối do tư thế ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh hơn.
- Khó nuốt: Trào ngược dạ dày thực quản thời gian dài gây phù nề, sưng tấy, thu hẹp thực quản tạo cảm giác khó nuốt.
- Đắng miệng: Khi dịch trào lên từ dạ dày kèm theo dịch mật nên cảm thấy đắng miệng
- Ngoài ra còn có các dấu hiệu: đau, tức ngực, rối loạn giấc ngủ,...
3.2. Triệu chứng ngoài thực quản
- Đau thượng vị khi ấn
- Ho khan: Acid dạ dày khi tiếp xúc với thanh quản làm tổn thương thanh quản gây sưng, viêm dẫn đến khản tiếng, ho khan kéo dài, cảm giác khó nuốt.
- Viêm phổi: Dịch acid dạ dày trào lên thực quản, họng có thể tràn vào phổi và gây viêm nhiễm.
4. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
4. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
4.1. Điều trị bằng thuốc theo phác đồ điều trị trào ngược Bộ Y Tế:
- Thuốc trung hòa acid: Phosphalugel, Sucralfat. Giúp trung hòa acid trong dạ dày , tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực quản.
- Thuốc điều trị nhu động: Metoclopramide: tăng nhu động thực quản, cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu; Domperidon: điều hòa nhu động,tăng áp lực co thắt thực quản dưới cải thiện tình trạng bệnh.
- Thuốc giảm tiết acid dạ dày:
Ức chế bơm proton: giảm tiết acid dạ dày: Esomeprazol, omeprazol, lansoprazol, pantoprazol,...
Thuốc kháng Histamin H2: có tác dụng giảm bài tiết acid dạ dày, cải thiện ợ hơi, ợ chua: cimetidin, famotidin, ranitidin,...
4.2. Điều trị không dùng thuốc
- Không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích
- Chế độ ăn uống khoa học nhiều trái cây:
Chia nhỏ bữa ăn , không ăn quá no, không ăn đêm, nhai kỹ thức ăn
Có chế độ ăn thực phẩm chứa tinh bột ( bột bánh mỳ, bột yến mạch, đỗ, đậu,..), sữa chua, nhiều trái cây, rau củ,thực phẩm đạm dễ tiêu ( thịt lợn thăn, lưỡi thịt lơn,..)
Hạn chế ăn thực phẩm chua (dứa, cam, chanh ,...), thực phẩm cay nóng, sữa, ..
- Kê đầu giường cao 15cm so với chân giường
- Tập thể dục hàng ngày
- Mặc đồ thoải mái không bó chật
- Tránh nằm ít nhất 3 tiếng sau khi ăn
5. Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
5. Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nhiều người nghĩ bệnh trào ngược dạ dày thực quản chỉ nhất thời, qua một thời gian sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm loét, thủng thực quản
- Hen suyễn
- Xuất huyết tiêu hóa
- Ung thư thực quản
Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản sớm là cần thiết.
6. Một số câu hỏi thường gặp
6. Một số câu hỏi thường gặp
6.1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì?
Đối với bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế các thực phẩm kích thích tăng tiết acid hay kích thích cơ thắt thực quản dưới như thực phẩm chua (chanh, cam, dứa,...), thực phẩm cay nóng, nước uống có ga, đồ lạnh, đồ cứng và khó tiêu, chocolate,..
Cần kiêng rượu bia, thuốc lá, đồ uống kích thích như cafein…
Nên lựa chọn thực phẩm có khả năng trung hòa acid: thực phẩm từ tinh bột( bột bánh mì, bột yến mạch,đỗ, đậu,....) hay đạm dễ tiêu ( thịt lợn thăn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn,...), sữa chua, nghệ và mật ong,...
6.2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày thực quản thường không đe dọa tính mạng nhưng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:
- Vấn đề hô hấp: một lượng acid tràn vào đường hô hấp dẫn đến viêm đường hô hấp gây nghẹt mũi, khàn tiếng, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản, hen suyễn.
- Loét, hẹp thực quản: khi dịch acid tràn lên thực quản nhiều và liên tục sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản kéo dài dẫn đến loét, hẹp thực quản. tình trạng này gây đau, chảy máu và khó khăn khi nuốt
- Ung thư thực quản:là biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều đau đớn, chảy máu thực quản.
- Xuất huyết tiêu hóa: hiện tượng chảy máu từ lòng mạch vào ống tiêu hóa từ thực quản xuống hậu môn với triệu chứng nôn ra máu và đi ngoài ra máu.
Vì vậy khi có những dấu hiệu bất thường như ợ nóng, ợ chua, đau rát vùng ngực thường xuyên, … cần đi khám xem có phải bị trào ngược dạ dày thực quản hay không. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp cải thiện tình trạng bệnh và ngăn chặn các biến chứng không mong muốn xảy ra.
Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
NGUỒN THAM KHẢO:
https://medlatec.vn/tin-tuc/phac-do-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-bo-y-te-s67-n21002