Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Cao huyết áp và những điều cần biết

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là bệnh lý mãn tính do áp lực máu lên thành động mạch. Huyết áp tăng cao gây áp lực cho tim dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,... Việc phát hiện và điều trị cao huyết áp sớm là cần thiết đem lại hiệu hiệu quả cao, hạn chế biến chứng không mong muốn xảy ra.

1. Bệnh cao huyết áp là gì?

1. Bệnh cao huyết áp là gì?

Bệnh cao huyết áp là khi chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) từ 140mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) từ 90mmHg trở lên.

hình ảnh cao huyết áp

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp đa phần gặp ở người lớn tuổi và không có nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát), có khoảng 10% tình trạng có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát)

2.1. Tăng huyết áp nguyên phát:

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, có khả năng cao.

Do thói quen ăn mặn, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, béo phì thừa cân, ít vận động thể lực, stress có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.

2.2. Tăng huyết áp thứ phát:

Trường hợp bị tăng huyết áp thứ phát nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách vẫn có thể chữa khỏi. Nguyên nhân thường do:

  • Bệnh thận: viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận mạn, hẹp động mạch thận,...
  • Bệnh lý tuyến thượng thận (nó tiết ra hormon  điều hòa muối-nước và huyết áp), nếu u tuyến này sẽ làm tăng huyết áp chỉ cần cắt bỏ khối u có thể chữa khỏi bệnh cao huyết áp
  • Bệnh nội tiết khác: cường giáp, suy giáp, bệnh Cushing,...
  • Tác dụng phụ thuốc: corticoid (điều trị viêm khớp, bệnh Lupus, hen suyễn, dị ứng,...), thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc tránh thai,...

Tăng huyết áp ở trẻ em hoặc người trẻ cần loại trừ bệnh tim bẩm sinh do hẹp eo động mạch chủ. Khi đó, huyết áp ở 2 tay rất cao còn huyết áp ở chân thấp hoặc không đo được. Điều trị bằng cách phẫu thuật hoặc đặt stent trong lòng động mạch chủ đoạn bị hẹp.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp là gì?

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp là gì?

Bệnh cao huyết áp được ví như “Kẻ giết người thầm lặng”, các triệu chứng cao huyết áp không rõ ràng, hầu hết không xảy đến cho đến khi bệnh tiến triển nặng, lúc này biến chứng có thể xuất hiện và cướp đi tính mạng chỉ trong nháy mắt. Nên cần đi khám định kỳ thường xuyên để theo dõi huyết áp phát hiện và điều trị sớm. Một số ít bệnh nhân cao huyết áp có biểu hiện: 

  • Đau đầu, ù tai, hoa mắt
  • Chóng mặt
  • Thở nông
  • Chảy máu, tiểu máu
  • Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh
  • Mất ngủ
  • Mắt nhìn mờ
  • Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.

4. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp:

4. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp:

4.1. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp có thể thay đổi được:

  • Béo phì
  • Ăn mặn: Những người ăn mặn có nguy cơ bị mắc tăng huyết áp tăng rõ rệt.
  • Uống rượu bia
  • Lười vận động
  • Hút thuốc lá
  • Ăn ít rau xanh
  • Căng thẳng tâm lý

4.2. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

  • Tuổi cao: Do thành động mạch bị giảm tính đàn hồi nên làm tăng áp lực máu tác động lên thành động mạch.
  • Di truyền
  • Giới tính: Nam giới thường có tỉ lệ mắc cao huyết nhiều hơn nữ giới

Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý như: tiểu đường, rối loạn lipid máu… cũng làm tăng gnuy cơ bị tăng huyết áp.

5. Điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?

5. Điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?

5.1. Điều trị không bằng thuốc

Thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm khởi phát tăng huyết áp và giảm các biến cố tim mạch:

  • Giảm cân, duy trì BMI 20-25kg/m2, vòng eo <94cm ở nam và <80cm ở nữ.
  • Tiết thực chế độ ăn có lợi cho tim để có một cân nặng mong muốn.
  • Hạn chế ăn mặn <5g muối/ngày
  • Bổ sung kali ngoại trừ có bệnh thận mạn hay tăng kali máu hay dùng thuốc giữ kali máu.
  • Tăng cường hoạt động thể lực với một chương trình hợp lý 30 phút/ngày.
  • Khuyến khích dùng rượu bia không quá 2 đơn vị/ngày ở nam và 1 đơn vị/ngày ở nữ. (Một đơn vị cồn chứa 14g nồng độ tinh khiết tương đương 354 ml bia (5% cồn) ngày hoặc 150ml rượu vang (12% cồn) hoặc 45ml rượu mạnh (40% cồn))
  • Ngừng hút thuốc lá và nhiễm độc khói thuốc.

5.2. Điều trị bằng thuốc

Người bị tăng huyết áp nên tuân thủ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngừng hoặc thay thuốc khác. Bác sĩ thường kê một số loại điều trị tăng huyết áp như:

  • Thuốc chẹn kênh Ca: Diltiazem, Verapamil, Amlodipin, Nifedipin, …
  • Thuốc lợi tiểu: 

Lợi tiểu thiazide: Benro Bendroflumethiazide, Chlorthalidone, Hydrochlorothiazide, Indapamide.

Lợi tiểu quai: Bumetamide, Furosemide, Torsemide

Lợi tiểu giữ kali: Amiloride, Eplerenone, Spironolactone, Triamterene.

  • Thuốc ức chế men chuyển: Captopril, Enalapril, Lisinopril, Ramipril, Imidapril,...
  • Thuốc chẹn beta giao cảm: Bisoprolol, Carvedilol, Labetalol, Propranolol, Nadolol,...
  • Chẹn thụ thể ALT: Losartan, Olmesartan, Telmisartan, Valsartan,...

6. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người cao huyết áp?

6. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người cao huyết áp?

Duy trì cân nặng BMI 20-25kg/m2:

  • Thừa cân - béo phì có nguy cơ tăng huyết áp gấp 2-6 lần người bình thường. Giảm 10 kg sẽ giảm huyết áp trung bình từ 5-20mmHg
  • Nếu cần giảm năng lượng so với cân nặng hiện tại: giảm chậm béo phì không tăng huyết áp.
  • Nếu cần tăng năng lượng; tăng số bữa nhưng lượng ăn mỗi bữa không đổi.

Chế độ ăn nhạt

  • Muối là thực phẩm cần hạn chế nhất với người tăng huyết áp. Giảm muối trong mỗi khẩu phần ăn <5g/ngày sẽ làm giảm áp lực cho tim.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều muối như: dưa cà, kho mắm, xúc xích, đồ hộp, snack. … bỏ thói quen chấm thêm nước chấm, sốt, tương,... và nêm thức ăn nhạt nhất có thể.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối: bột nêm, bột ngọt, nội tạng động vật, hải sản,...

Hạn chế đồ ngọt

  • Ưu tiên chọn các bột thô: gạo lứt, bánh mì đen,...
  • Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt, trái cây có vị ngọt  dễ tăng cân, béo phì.

Lượng đạm vừa phải có  trong 15% khẩu phần ăn:

  • Đạm động vật: thịt, cá, tôm tép, …
  • Đạm thực vật: các loại đậu và hạt như hạt dẻ, macca, óc chó, hạnh nhân, …

Hạn chế chất béo

  • Tối đa 25% năng lượng khẩu phần
  • Chất béo nguy hiểm tim mạch: mỡ, bơ, phô mai, da hay lòng động vật, sữa nguyên kem, lòng đỏ trứng,...
  • Tăng huyết áp kèm bệnh mỡ máu cao (rối loạn lipid) cần hạn chế đồ chiên, quay , nướng,... các thực phẩm chế biến từ công nghiệp: mì gói, snack,...

Ăn nhiều rau và trái cây ít ngọt: 

  • Cung cấp vitamin và chất khoáng,... 
  • Kali có nhiều trong rau xanh và trái cây tươi giúp bảo vệ tim mạch, chất xơ giúp điều hòa mỡ máu. 
  • Mỗi ngày cần ít nhất 300g rau và 200g trái cây.

Nên uống tối thiểu 200ml sữa/một bữa phụ/ngày. Nên dùng sữa không béo không đường.

Tăng canxi: đậu hũ, mè, cá tép nhỏ ăn cả xương và vỏ,... bổ sung canxi cho xương, phòng các bệnh về xương khớp.

7. Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không? Các biến chứng của cao huyết áp?

7. Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không? Các biến chứng của cao huyết áp?

Tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp lên mạch máu và tim. Tăng huyết áp có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm:

  • Bệnh mạch máu ngoại vi
  • Cơn đau thắt ngực
  • Nhồi máu cơ tim là tình trạng nguồn cung cấp máu đến tim bị tắc nghẽn, làm chết tế bào tim. Nhồi máu cơ tim cần cấp cứu ngay lập tức, thời gian càng lâu thì tổn thương tim càng lớn, có thể dẫn tới tử vong.
  • Đột quỵ xuất huyết não là khi áp lực mạch máu tăng cao làm vỡ mạch máu não. 
  • Đột quỵ nhồi máu tim là khi động mạch cung cấp máu đến não bị tắc nghẽn, tế bào não chết đi nhanh chóng. Đột quỵ có thể gây tử vong nhanh nên cần cấp cứu kịp thời, đặc biệt là trong 3,5 giờ đầu để hạn chế tối đa tổn thương thần kinh và vận động.
  • Suy tim
  • Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị
  • Tử vong.

 

Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

 

NGUỒN THAM KHẢO:

https://www.cdc.gov/bloodpressure/about.htm#:~:text=High%20blood%20pressure%2C%20also%20called,blood%20pressure%20(or%20hypertension).