Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Co thắt thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Co thắt thực quản là tình trạng co thắt đột ngột các cơ trong thực quản gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm đau hoặc ảnh hưởng đến khả năng nuốt thức ăn. Co thắt thực quản, tuy hiếm gặp nhưng ở một số người có thể gặp với một tần suất khá cao. Khi xảy ra với tần suất cao thì việc điều trị bằng thuốc hoặc các liệu pháp thường giúp ích với bệnh. Để hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng cũng như là các biện pháp điều trị bệnh hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây:

1.Co thắt thực quản là gì?

1.Co thắt thực quản là gì?

Thực quản là một ống được cấu tạo bởi cơ trơn và cơ vây, chạy từ cổ họng xuống đến dạ dày, nó là đoạn đầu của ống tiêu hóa và có vai trò đưa thức ăn và đồ uống từ miệng xuống dạ dày sau khi nuốt. 

Co thắt thực quản là tình trạng rối loạn sự co giãn cơ trơn trong thực quản dẫn đến như động trong thực quản không hoạt động chính xác từ đó làm cản trở sự di chuyển của thức ăn xuống dạ dày. 

Phân loại co thắt thực quản:

Dựa vào vị trí co thắt, có thể chia thành 2 loại là co thắt thực quản trên và co thắt thực quản dưới.

Dựa vào khả năng và mức độ ảnh hưởng đến các cơ trong thực quản: 

Co thắt thực quản lan tỏa (hoặc xa): Các cơn co thắt không phối hợp, loại này thường xảy ra ở phần dưới của thực quản. Loại này làm thức ăn và đồ uống đã nuốt quay trở lại thực quản (trào ngược).

Nutcracker thực quản: Các cơn co thắt xảy ra mạnh, gây đau đặc biệt khi nuốt, cơn đầu có thể nghiêm trọng hoặc gây cảm giác bị ép trong lồng ngực. 

Co thắt thực quản là gì?

2. Nguyên nhân gây co thắt thực quản?

Nguyên nhân gây co thắt thực quản chưa được biết chính xác. Có một số ý kiến cho rằng vấn đề này là do sự tổn thương dây thần kinh điều khiển hoạt động của thực quản. Ngoài ra, tình trạng quá nhiều acid trong thực quản do trào ngược dạ dày cũng có thể gây ra vấn đề này. 

Các triệu chứng co thắt có thể xuất hiện sau khi ăn thức ăn hoặc uống đồ uống nóng hoặc lạnh. Nhưng co thắt cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào ngay cả khi không ăn gì.

3. Triệu chứng của co thắt thực quản

3. Triệu chứng của co thắt thực quản

Co thắt thực quản có thể gây ra các triệu chứng từ nặng đến nhẹ. Một số trường hợp không có triệu chứng gì.

Các triệu chứng thường xảy ra và tự hết, thường xảy vào thời điểm nhất định, như: Sau khi ăn thức ăn hoặc đồ uống nóng hoặc lạnh, hoặc triệu chứng xuất hiện đột ngột. Các triệu chứng có thể kéo dài vài phút rồi hết hoặc một giờ. 

Các triệu chứng có thể gặp khi co thắt thực quản như:

  • Đau ngực: có thể giống như đau tim
  • Ợ nóng
  • Khó nuốt, đau khi nuốt
  • Cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng
  • Thức ăn và đồ uống trào ngược trở lại miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Hôi miệng

Triệu chứng của có thắt thực quản.

4. Chẩn đoán co thắt thực quản:

4. Chẩn đoán co thắt thực quản:

Nếu có các dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám. Để chẩn đoán ngoài dựa vào các triệu chứng còn dựa vào kết quả của các xét nghiệm sau:

  • Đo áp lực thực quản: Phản ánh lực do các cơ thực quản tác động và cơ vòng thực quản dưới giãn hay mở ra như thế nào trong khi nuốt.
  • Chụp X-quang: Bệnh nhân sẽ được nuốt chất lỏng có chứa Bari, bari sẽ phủ tạm thời 1 lớp lót lên niêm mạc thực quản, sau đó Chụp X-quang lớp phủ này cho thấy hình bóng của thực quản, dạ dày.
  • Nội soi thực quản. 
  • Sinh thiết: lấy một mẫu mô nhỏ trong thực quản tiến hành xét nghiệm để kiểm tra dấu hiệu của khối U.

5. Điều trị co thắt thực quản:

5. Điều trị co thắt thực quản:

Điều trị dựa vào tần suất và mức độ nghiêm trọng của co thắt thực quản.

Thông thường co thắt thực thực quản sẽ tự hết mà không cần điều trị. Nếu cơn co thắt diễn ra thường xuyên ảnh hưởng tới việc ăn uống nên được điều trị.

Phương pháp điều trị co thắt thực quản thường tập trung vào thư giãn các cơ để làm giảm các triệu chứng gặp phải, gồm:

Điều trị nguyên nhân có thể gặp:

  • Trường hợp co thắt thực quản liên quan đến chứng ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD). Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) như: Omeprazol, esomeprazol, Lansoprazol,..
  • Co thắt thực quản do stress, trầm cảm: chỉ định thuốc chống trầm cảm 3 vòng như: imipramine (Tofranil),... nhằm vào các tổn thương dây thần kinh thực quản, giúp giảm đau. 

Điều trị triệu chứng co thắt gặp phải:

  • Dầu bạc hà: Theo nghiên cứu dầu bạc hà có khả năng là dịu các triệu chứng co thắt thực quản. Có thể uống nước cùng với 1 vài giọt dầu bạc hà.
  • Thuốc giãn cơ vòng: Có thể dùng thuốc chẹn kênh calci như: diltiazem, nifedipine,... Giúp làm giảm áp lực trong lòng thực quản.
  • Tiêm Botox (tiêm độc tố botulinum): Trường hợp nếu sử dụng các liệu pháp khác không có hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm botox. Liệu pháp này làm tê liệt tạm thời cơ thực quản, giúp ngừng co thắt. Tuy nhiên khi dùng phương pháp này các triệu chứng thường tái phát và phải tiêm lại nhiều lần.
  • Phẫu thuật: là phương pháp thực hiện sau cùng, nếu dùng các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Phẫu thuật mở cơ có thể giúp làm suy yếu các cơn co thắt thực quản.

6. chế độ sinh hoạt và phòng ngừa co thắt thực quản:

6. chế độ sinh hoạt và phòng ngừa co thắt thực quản:

Co thắt thực quản.

Do chưa có nguyên nhân rõ dàng nên không thể ngăn chặn tình trạng co thắt thực quản hoàn toàn. Tuy nhiên việc thay đổi các thói quen sinh hoạt cũng có thể ngăn ngừa, hạn chế sự xuất hiện hoặc diễn tiến của bệnh co thắt thực quản, bao gồm:

Ăn và nhai chậm, kỹ.

Tránh ăn các thực phẩm và đồ uống gây ra co thắt thực quản.

Tránh ăn các thức ăn rát nóng hoặc lạnh.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân.

Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc không tuân thủ điều trị.

Gọi cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế để thăm khám khi bạn bị chứng khó nuốt trong thời gian dài, đau khi nuốt hoặc các triệu chứng còn lại sau khi đã điều trị.