Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Cơn đau thắt ngực ổn định là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.

Cơn đau thắt ngực xảy ra khi cơ tim của bạn không nhận đủ máu và oxy trong một khoảng thời gian. Nó là tiền đề của nhồi máu cơ tim nguy hiểm, do vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Hãy theo Upharma cùng tìm hiểu về bệnh đau thắt ngực ổn định này nhé!

1. Bệnh đau thắt ngực ổn định là gì?

1. Bệnh đau thắt ngực ổn định là gì?

Bệnh đau thắt ngực ổn định còn được gọi là Hội chứng động mạch vành mạn (Chronic coronary syndrome), là bệnh liên quan đến sự ổn định tương đối của mảng xơ vữa động mạch vành làm các động mạch máu đến tim của bạn bị thu hẹp và tắc nghẽn. Nó cũng có thể do các mảng bám không ổn định, lưu lượng máu qua van tim bị hẹp kém, chức năng bơm máu của cơ tim giảm, cũng như co thắt động mạch vành. 

Cảm giác đau như ngực bị bóp chặt, bị đè nén. Nó lan tỏa đến cổ, vai, cánh tay và thường xảy ra khi vận động mạnh hoặc căng thẳng tâm lý.

Hình ảnh cơn đau thắt ngực ổn định

2. Nguyên nhân bệnh đau thắt ngực ổn định

2. Nguyên nhân bệnh đau thắt ngực ổn định

Người bị đau thắt ngực ổn định chủ yếu do các mảng xơ vữa động mạch vành làm cho lòng mạch bị thu hẹp, khiến lưu lượng máu tới tế bào cơ tim bị giảm. Sự hình thành cục máu đông cũng có thể làm tắc hẹp mạch máu khiến người bệnh bị đau thắt ngực.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh đau thắt ngực ổn định:

  • Hút thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc tạo điều kiện cho cholesterol bị tích tụ trên thành mạch, gây tình trạng xơ vữa.
  • Bệnh tiểu đường: Nồng độ cholesterol trong máu tăng khiến tốc độ xơ vữa mạch vành tăng có thể nhồi máu cơ tim.
  • Huyết áp cao: tạo áp lực của máu lên thành động mạch làm động mạch tổn thương và tăng tốc độ xơ cứng động mạch
  • Rối loạn lipid máu: nồng độ chất béo và cholesterol bão hòa cao làm tăng nguy cơ bị đau thắt ngực và đau tim
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim.

3. Dấu hiệu nhận biết cơn đau thắt ngực ổn định 

3. Dấu hiệu nhận biết cơn đau thắt ngực ổn định 

Vị trí:

  • Thường ở vùng sau xương ức, đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, sau lưng.
  • Hay gặp là hướng lên vai trái rồi lan xuống mặt trong tay trái, ngón tay số 4,5.

Hoàn cảnh xuất hiện:

  • Thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều, hút thuốc lá và nhanh chóng giảm, biến mất khi các yếu tố trên giảm.
  • Có thể tự nhiên xuất hiện, có thể về đêm khi thay đổi tư thế.

Tính chất:

  • cảm giác như thắt lại, bó nghẹt hoặc bị đè nặng trước ngực, có khi buốt giá, bỏng rát.
  • Một số có khó thở, mệt lả, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi…

Thời gian:

  • Thường kéo dài 2-3 phút, nhưng không quá 20 phút. Nếu thời gian dài hơn và xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi cần nghĩ ngay đến đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Những cơn đau do xúc cảm thường dài hơn đau do gắng sức. Nếu cơn đau dưới 1 phút nên tìm nguyên nhân ngoài tim. 

4. Biến chứng bệnh đau thắt ngực ổn định 

4. Biến chứng bệnh đau thắt ngực ổn định 

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đau thắt ngực ổn định là dột tử, đột tử có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh mạch vành; Nhồi máu cơ tim cấp, dẫn đến nguy cơ tử vong tới 20-40%.

Do đó cần tuân thủ điều trị, và đi khám đúng hạn để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Biến chứng của đau thắt ngực ổn định

5. Cách điều trị bệnh đau thắt ngực ổn định

5. Cách điều trị bệnh đau thắt ngực ổn định

5.1. Thay đổi lối sống

Theo khuyến cáo chung trong bệnh lý động mạch vành:

  • Bỏ thuốc lá
  • Chế độ ăn lành mạnh: ít chất béo xấu, ít muối, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa.
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích
  • Kiểm soát cân nặng
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tránh môi trường ô nhiễm
  • Tiêm phòng cúm hàng năm

5.2. Các thuốc điều trị

Mục tiêu điều trị hội chứng động mạch vành mạn tính là giảm triệu chứng đau thắt ngực, thiếu  máu cục bộ cơ tim do gắng sức và phòng ngừa biến cố tim mạch:

·         Nhóm nitrat, nitrit: Nitroglycerin giải phóng nitric oxide và giảm tiền gánh cho tim.

·         Thuốc chẹn beta giao cảm: Metoprolol succinate, Carvedilol, Bisoprolol giảm tiêu thụ oxy cơ tim do giảm nhịp tim, giảm co bóp cơ tim, giảm hậu gánh; giảm tái cấu trúc cơ tim do giảm sức căng thành thất trái; tăng tưới máu động mạch vành, làm tăng cung cấp oxy cơ tim.

·         Chẹn kênh Canxi: Amlodipine, Felodipine, Lacidipine, Nifedipine, Diltiazem, Verapamil cải thiện cung cấp oxy cơ tim do giảm sức cản mạch vành, tăng dòng chảy động mạch.

·         Nhóm thuốc khác:

Ivabradine: kiểm soát tần số tim và triệu chứng đau thắt ngực

Nicorandil: Phòng ngừa và điều trị đau thắt ngực lâu dài

Trimetazidine: điều chỉnh chuyển hóa năng lượng cơ tim, giảm nhu cầu oxy cơ tim, cải thiện tình trạng đau thắt ngực 

6. Đau thắt ngực có thể được ngăn chặn không?

6. Đau thắt ngực có thể được ngăn chặn không?

Việc duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp giảm triệu chứng hoặc ngăn ngừa cơn đau thắt ngực. Một lối sống lành mạnh bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và trái cây tươi; hạn chế thực phẩm giàu chất béo (thịt màu đỏ, nội tạng động vật, da, óc tủy động vật, lòng đỏ trứng, mỡ,...); giảm muối, giảm đường.
  • Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe 30 phút/ngày: đi bộ, đạp xe, yoga, ..
  • Kiểm soát căng thẳng, stress
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử sử dụng chất kích thích như rượu bia, cafe,...
  • Làm việc trong tầm kiểm soát 
  • Tuân thủ điều trị bất kì tình trạng: huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, thừa cân.

7. Người bị đau thắt ngực ổn định nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

7. Người bị đau thắt ngực ổn định nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Người đau thắt ngực ổn định nên ăn gì

7.1. Người bị đau thắt ngực ổn định nên ăn:

  • Trái cây tươi và rau quả chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa giúp làm sạch mạch máu. Những thực phẩm này ít calo giúp duy trì cân nặng.
  • Các loại rau củ quả: nho khô, nho tươi, quế, dâu tây, hành tây, rau có độ nhớt cao (mồng tơi, rau đay, các loại đỗ…)
  • Ngũ cốc nguyên hạt: bánh mì đen, gạo lứt, mì ống nguyên chất, bột yến mạch, …
  • Cá hồi, cá trích,... giàu omega-3, giảm cholesterol và chất béo trung tính.
  • Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da
  • Thực phẩm giàu vitamin B6,B12: hạnh nhân, sữa chua, ngũ cốc,...
  • Dầu thực vật (dầu oliu, dầu hạt lanh,...) và sữa ít béo.

7.2. Người bị đau thắt ngực ổn định hạn chế ăn thực phẩm giàu Cholesterol, muối:

Bơ động vật, nước thịt, bánh creamers không sữa, đồ chiên rán, thịt chế biến sẵn hoặc tẩm nhiều vị, bánh ngọt, đồ ăn vặt, đồ đóng hộp, dưa cà muối, giò chả, xúc xích, lạp xưởng,...

Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

NGUỒN THAM KHẢO:

https://www.heart.org/en/health-topics/heart-attack/angina-chest-pain/angina-pectoris-stable-angina