Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Cường cận giáp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa.

Tuyến cận giáp nằm phía sau tuyến giáp, bao gồm 4 tuyến nhỏ cùng tham gia vào quá trình điều hòa nồng độ canxi. Mặc dù chúng rất nhỏ nhưng được xem là tuyến sinh mạng của cơ thể do canxi tham gia vào rất nhiều hoạt động trong cơ thể. Cường cận giáp là một bệnh lí rối loạn chức năng tuyến cận giáp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương, răng, thận và cơ. Mời bạn tìm hiểu về định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn điều trị của bệnh cường cận giáp qua bài viết dưới đây của nhà thuốc Upharma.

1. Cường cận giáp là gì?

1. Cường cận giáp là gì?

Cường cận giáp là tình trạng tuyến cận giáp tăng tiết hormone PTH. Trong bài viết về Suy cận giáp, chúng ta đã biết đây là hormone có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và cân bằng canxi máu. Tăng tiết hormone tuyến cận giáp (PTH) dẫn đến tăng canxi máu, làm ảnh hưởng lớn đến các vấn đề sức khỏe của người bệnh.

Cường cận giáp được chia làm 2 nhóm

  • Cường cận giáp nguyên phát: do một hoặc nhiều tuyến cận giáp hoạt động quá mức hoặc có một khối u ở một trong các tuyến cận giáp, làm tăng nồng độ hormone tuyến cận giáp trong huyết thanh dẫn đến mức canxi trong máu cao
  • Cường cận giáp thứ phát: do cơ thể không có đủ canxi, làm cho các mức canxi trong xương thấp, hạ canxi máu, biến chứng của một số bệnh lí như bệnh thận mạn, tăng phosphate máu, thiếu vitamin D..

Cường cận giáp là gì?

2. Triệu chứng của cường cận giáp

2. Triệu chứng của cường cận giáp

Bệnh cường cận giáp thường diễn tiến âm thầm, không triệu chứng. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện khi nồng độ canxi trong máu tăng cao, biểu hiện như sau:

  • Thần kinh: người mệt mỏi, ngủ gà, giảm tập trung, trầm cảm..
  • Yếu cơ: thường tập trung ở các cơ chân, tay
  • Đau xương: nồng độ PTH cao dễ gây ra các rối loạn chuyển hóa xương.
  • Người bệnh đi tiểu nhiều, khát nhiều: tăng canxi máu mạn gây giảm cô đặc nước tiểu
  • TIêu hóa: chán ăn, buồn nôn và nôn

Cường cận giáp cũng gây nên các biến chứng như:

  • Tại thận: bệnh sỏi thận, suy thận
  • Loãng xương, biến dạng xương: nồng độ PTH cao dễ gây ra các rối loạn chuyển hóa xương.
  • Bệnh lý tim mạch: biến chứng về huyết áp, bệnh tim

Triệu chứng của cường cận giáp.

3. Chẩn đoán cường cận giáp

3. Chẩn đoán cường cận giáp

Để chẩn đoán cường cận giáp cần tiến hành kết hợp nhiều phương pháp để tăng độ chính xác:

  • Xét nghiệm nồng độ hormone PTH trong máu
  • Xét nghiệm nồng độ canxi trong máu
  • Siêu âm
  • Chụp CT scan và MRI
  • Chụp X-quang bụng: phát hiện sỏi thận
  • Xạ hình tuyến cận giáp bằng 99mTc-sestamibi scanning
  • Đo mật độ xương

4. Điều trị cường cận giáp

4. Điều trị cường cận giáp

Điều trị cường cận giáp có 2 phương pháp đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa, trong đó điều trị ngoại khoa là phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp là phương pháp điều trị chính, điều trị nội khoa là phương pháp hỗ trợ, thường kém hiệu quả.

  • Phẫu thuật: phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân mắc cường cận giáp nguyên phát, cụ thể là tiến hành cắt bỏ các tuyến phì đại hoặc các khối u
  • Nội khoa: bệnh nhân cường cận giáp thứ phát sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các thuốc như canxi, vitamin D, Calcimimetic , Bisphosphonat.

5. Phòng ngừa cường cận giáp

5. Phòng ngừa cường cận giáp

Bệnh cường cận giáp thường phát hiện muộn, diễn tiến âm thầm, vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế tình trạng bệnh, cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh như sau:

  • Giữ tinh thần thoải mái, tập luyện thể dục thể thao, hạn chế căng thẳng, stress.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích
  • Chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung các thực phẩm giàu canxi. tăng cường ăn hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước.
  • Theo dõi và khám sức khỏe định kì 6 tháng một lần.