Cường giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
1. Bệnh cường giáp là bệnh gì?
1. Bệnh cường giáp là bệnh gì?
Cường giáp là bệnh liên quan đến tuyến giáp. Bệnh xảy khi có bất thường trong quá trình tổng hợp và bài tiết hormon tuyến giáp vào cơ thể.
Vậy tuyến giáp nằm đâu trên cơ thể?
Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, phía trước tuyến giáp là da và thịt phía sau là khí quản. Tuyến giáp tuy có kích thước nhỏ chỉ khoảng 10 -20 g nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể.
2. Vai trò của hormon tuyến giáp
2. Vai trò của hormon tuyến giáp
Hormon tuyến giáp là hormon liên quan đến sự sống. Mọi tế bào trong cơ thể đều liên quan đến hormon này. Thiếu hormon tuyến giáp bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức. Vai trò của hormon tuyến giáp:
- Làm tăng hoạt động tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid, lipid tạo năng lượng gây giảm cân.
- Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim, tăng nhịp hô hấp để cung cấp oxy cho sự chuyển hóa của mô
- Tăng hoạt động não bộ và hệ thần kinh.
- Tác dụng trên sự phát triển của cơ thể, não bộ.
3. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp:
3. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp:
Bệnh cường giáp đã được phát hiện từ những năm 1840, từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh. Qua nghiên cứu người ta chỉ ra rằng có hai nguyên nhân chính gây ra cường giáp:
- Nguyên nhân nội tiết: 80% bệnh nhân mắc bệnh cường giáp có nguyên nhân từ hệ thống nội tiết của cơ thể. Để đưa hormon về mức bình thường cần có sự can thiệp nội khoa hoặc ngoại khoa.
- Nguyên nhân do Iod: Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng thuốc hoặc do điều trị bằng iode kéo dài. Bệnh sẽ khỏi khi ngưng dùng thuốc
4. Khác nhau giữa nhiễm độc giáp ở trẻ em và người lớn
4. Khác nhau giữa nhiễm độc giáp ở trẻ em và người lớn
Trước đây nhiễm độc giáp thường xuất hiện ở những phụ nữ trung niên. Nhưng hiện nay bệnh đã xuất hiện ở mọi độ tuổi. Trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi đều có thể mắc bệnh. Tuy cơ chế gây bệnh vẫn là do tăng nồng độ hormon tuyến giáp nhưng biển hiện bệnh ở mỗi độ tuổi lại có sự khác biệt.
Người lớn |
Trẻ em |
|
Cơ chế bệnh sinh |
Giống nhau |
Giống nhau |
Phát triển chiều cao |
Cốt hóa sụn khớp hạn chế chiều cao của trẻ |
Hầu như không ảnh hưởng đến chiều cao |
Biến chứng tim mạch |
Ít gặp |
Hay gặp |
Biến chứng trên mắt |
Ít gặp và thường nhẹ hơn |
Hay gặp |
Phù niêm trước xương chày |
Ít gặp |
Thường gặp |
5. Dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp
5. Dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp
Hormon tuyến giáp có tác dụng tăng cường chuyển hóa ở tất cả các mô tế bào. Khi nồng độ T3, T4 tăng mọi hoạt động của cơ thể đều tăng và biểu hiện rõ nhất ở các cơ quan như da, tim, thần kinh, cơ,...
- Da của bệnh nhân cường giáp trở nên nóng ẩm, bệnh nhân có thể bị rụng tóc gãy móng
- Thân nhiệt tăng cao bất thường, bệnh nhân thường khó ngủ trằn trọc, sụt cân nhanh.
- Run tay, teo cơ, tiêu chảy do tăng nhu động ruột
- Nhịp tim nhanh > 100 lần/phút, Huyết áp tâm thu cao
- Tâm thần dễ kích động, cáu gắt, khó tập trung
Khi có một trong những biểu hiện trên bệnh nhân nên đi khám vì bệnh có xu hướng tiến triển nhanh thành những biến chứng nguy hiểm.
6. Phương pháp điều trị bệnh cường giáp
6. Phương pháp điều trị bệnh cường giáp
Mục tiêu điều trị bệnh cường giáp là đưa nồng độ hormon tuyến giáp về ngưỡng bình thường. Nhưng để hormon về được ngưỡng an toàn cần có thời gian, vì vậy trong điều trị bệnh các bác sĩ sẽ dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị bệnh cường giáp hiện này:
- Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc kháng giáp, thuốc điều trị triệu chứng,...
- Điều trị ngoại khoa: Tùy vào mức độ bệnh có thể cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp
- Điều trị bằng phóng xạ: Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm như: tiết kiệm thời gian. an toàn, ít biến chứng,...
Cường giáp là một bệnh lý phức tạp, trong quá trình điều trị có thể xảy ra nhiều biến chứng nặng như suy giáp, cơn bão giáp trạng. Đặc biệt thuốc kháng giáp cần được sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian quy định, bệnh nhân phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
7. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không.
7. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không.
Bệnh cường giáp nếu không được điều trị, tuyến giáp phải hoạt động liên tục với cường độ cao trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến suy giáp. Ngoài tuyến giáp bị tổn thương, các cơ quan đích khác như não, tim, mắt cũng chịu ảnh hưởng từ việc bất thường hormon tuyến giáp. Các biến chứng bao gồm:
Não |
Tim |
Mắt |
Kích đích |
Rung nhĩ |
Co kéo cơ mi trên |
Lú lẫn |
Nhịp nhanh |
Lồi mắt |
Lơ mơ |
Suy tim |
Rối loạn vận nhãn |
Hôn mê |
Ngoại tâm thu |
Phù giác mạc, |
Mất thị lực |
Ngoài những tổn thương cơ quan đích nói trên, bệnh cường giáp ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống cơ thể. Vì vậy nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân có thể tử vong vì những nguyên ngoài tuyến giáp.
8. Chế độ ăn uống khi mắc cường giáp.
8. Chế độ ăn uống khi mắc cường giáp.
- Giống như một số bệnh chuyển hóa, bệnh nhân khi mắc bệnh cường giáp cùng cần có một chế độ ăn uống riêng biệt. Bệnh nhân cần kiểm soát được lượng iot đưa vào trong cơ thể. Vì vậy nên cân nhắc khi sử dụng 1 số sản phẩm chứa iốt như: muối ăn, đồ ăn nhanh, một số thuốc có chứa iốt,...
- Khi mắc bệnh cường giáp, bệnh nhân dễ bị tụt đường huyết nên người bệnh nên chuẩn bị sẵn kẹo ngọt, bánh hoặc sữa để tăng đường huyết trong trường hợp cần thiết.
9. Những bài tập thể dục dành cho bệnh nhân cường giáp:
9. Những bài tập thể dục dành cho bệnh nhân cường giáp:
Tập thể dục giúp quá trình hồi phục của bệnh nhân nhanh hơn. Tuy nhiên cần chú ý, bệnh nhân mắc cường giáp khi chơi những môn thể thao mạnh cần nhiều sức khiến tim phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường rất dễ gây trụy tim mạch, hô hấp, tuần hoàn. Vì vậy người bệnh cần lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp (nếu khó khăn trong lựa chọn môn thể thao để luyện tập hãy đến với hệ thống nhà thuốc Upharma để nhận được tư vấn từ những dược sĩ giàu kinh nghiệm).
- Những bộ môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, múa, yoga,..
- Chú ý đối với những môn thể thao cần nhiều thể lực như đá bóng, chạy, quần vợt,... nếu muốn tham gia bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi luyện tập.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Khi có các triệu chứng bất thường mọi người nên đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời.
NGUỒN THAM KHẢO:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14129-hyperthyroidism