Da khô: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị?
1. Tình trạng da khô là gì
1. Tình trạng da khô là gì
Da khô hay khô da hoặc xeroderma là cảm giác da bị khô khi chạm vào xảy ra khi dạ bị thiếu độ ẩm ở lớp thượng bì, có thể dẫn đến các vết nứt.
Da khô có thể gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt ở những người lớn tuổi do sự giảm sút các loại dầu tự nhiên trên da.
Da khô dễ bị căng, rạp, đôi khi còn nứt nẻ, bong tróc và cảm giác ngứa khó chịu.
2. Biểu hiện của da khô là gì?
2. Biểu hiện của da khô là gì?
Biểu hiện chính của khô da:
- Ngứa: gây khó chịu. Thường xuyên gãi, chà mạnh khiến lớp biểu bì dày hơn và sưng đỏ. Ở những người bị mụn có thể gây kích ứng, vỡ dễ nhiễm trùng khi trầy xước
- Da khô ráp
- Các mảng đỏ của da xuất huyết (chàm da)
Các vùng da khô phổ biến: chân dưới, tay, cánh tay
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô da là gì?
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô da là gì?
Nhắc đến da khô, bạn sẽ nghĩ đến tình trạng thiếu nước trên da đầu tiên. Nhưng da thiếu nước là do:
- Thời tiết: mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp, độ ẩm thấp khiến da bị mất nước
- Thường xuyên tiếp xúc với môi trường có máy lạnh, lò sưởi
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tia tử ngoại
- Dùng sữa rửa mặt, sữa tắm có thành phần gây khô da
Ngoài ra, da khô còn do:
- Quá trình làm sạch da với nước nóng: sự bay hơi của nước sau khi tắm dẫn đến khô da, da căng quá mức khiến da loại bỏ đi nhiều nước và dầu tự nhiên
- Uống thuốc trị mụn, cao huyết áp, cholesterol cao, dị ứng…
- Do di truyền về độ ẩm, hàm lượng lipid, màu da. Viêm da cơ địa hay vảy nến cũng có tính di truyền
- Tiền sử cá nhân: viêm da dị ứng, người mắc bệnh tuyến giáp thường dễ bị khô da.
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, có thai hoặc tiền mãn kinh
4. Biến chứng của khô da là gì?
4. Biến chứng của khô da là gì?
Da khô không gây hậu quả bệnh lý nặng nề nào nhưng khi không chăm sóc da cẩn thận, tình trạng da khô tiến triển gây tổn thương da dẫn đến:
- Viêm da dị ứng (chàm): là tình trạng da khô, mẩn đỏ, có vảy, khe nứt da sâu. Da bị tổn thương có thể bị viêm, ngứa, có thể chảy máu.
- Viêm da cơ địa - đặc biệt ở những người có tình trạng da vảy cá: da khô, bong tróc, nổi ban đỏ, nứt da kèm ngứa
- Nhiễm trùng: khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào những vết trầy xước, vết thương hở xâm nhập vào sâu hơn trong da gây nhiễm trùng. Dấu hiệu điển hình là lớp vảy màu vàng trên da, da chảy mủ, sưng đỏ hay đổi màu da gây đau đớn, khó chịu.
- Vảy nến: tình trạng da do sự tích tụ quá nhanh các tế bào thô, khô, các tế bào da chết tạo thành vảy dày, gây khô đỏ da, vảy bạc.
5. Bạn cần làm gì để cải thiện và phòng ngừa da khô?
5. Bạn cần làm gì để cải thiện và phòng ngừa da khô?
Hãy thử những lời khuyên này để giúp làn da luôn được giữ ẩm:
- Dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp tạo độ ẩm trên da, giữ nước tạo hàng rào bảo vệ cho da, nên sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày đặc biệt là trên tay. Khi ra ngoài trời, nên sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa thành phần chống nắng hoặc kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF >30.
- Hạn chế tiếp xúc với nước: Nên tắm ít hơn 10 phút, sử dụng nước ấm, không quá nóng. Sau khi tắm xong cần lau khô người, tắm ngày 1 lần
- Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, không kích ứng: nên lựa chọn sữa tắm không chứa xà phòng, hoặc sử dụng xà phòng dưỡng ẩm không có mùi thơm, không chứa cồn, và không gây dị ứng.
- Khi thời tiết hanh khô hay vào mùa đông, nên đặt máy tạo độ ẩm trong nhà, hoặc thêm vào hệ thống sưởi giúp duy trì độ ẩm trong không khí.
- Tránh chà xát, trầy xước da
- Vào mùa đông, cần giữ ấm cho bản thân: mang găng tay, mũ, khăn quàng cổ
- Hãy bổ sung nước ít nhất 2 lít mỗi ngày
6. Một số câu hỏi thường gặp
6. Một số câu hỏi thường gặp
6.1. Tình trạng da khô khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp da khô có thể điều trị chăm sóc tại nhà. Một số trường hợp cần đi khám bác sĩ như:
- Tình trạng da khô không thuyên giảm hoặc nặng lên dù bạn đã chữa trị đúng cách
- Da khô xuất hiện những vết mẩn ngứa, sưng đỏ
- Da khô gây cản trở giấc ngủ kèm ngứa
- Nhiễm trùng da, da chảy dịch mủ
- Bong da, nứt chảy máu
6.2. Người bị da khô có bị mụn trứng cá không?
Mụn không chỉ xuất hiện ở da dầu mà ở bất cứ làn da nào cũng có thể có mụn. Ở người khô da, mụn sinh ra do môi trường ô nhiễm, tế bào chết tích tụ lại trên da, do quá trình chăm sóc da không đúng cách, mỹ phẩm dư thừa,...
Đối với làn da này thì bước tẩy trang làm sạch da là quan trọng, nên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ có thành phần (Benzoyl peroxide, BHA,...), tránh sử dụng sản phẩm trị mụn (hoạt chất Retinoid) gây khô da, cần bổ sung thêm dưỡng ẩm phù hợp để không gây bít tắc lỗ chân lông, dịu nhẹ ít kích ứng.
6.3. Người bị da khô nên và không nên ăn gì?
Các nhà nghiên cứu chỉ ra tình trạng da khô là do thiếu vitamin A,C,D,E và các nguyên tố như kẽm hay selenium. Vì vậy, việc bổ sung các vi chất này trong bữa ăn là vô cùng cần thiết
Một số thực phẩm nên ăn cho người da khô:
- Vitamin A: gan (bò, lợn, gà, cá), khoai tây,lòng đỏ trứng (gà,vịt),cà rốt...
- Vitamin C: ớt chuông đỏ, kiwi, cam, dưa lưới vàng, súp lơ xanh, bông cải xanh, cà chua, đu đủ...
- Vitamin D: dầu gan cá tuyết, cá hồi, cá trích, cá mòi, đậu nành, hạnh nhân, sữa yến mạch,hàu, tôm, nấm,...
- Vitamin E: hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bina, dầu mầm lúa mì,...
- Kẽm: hàu, đậu nướng/đậu hầm, thịt đỏ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, trứng, hàu, cua, sò, hến,...
- Selenium: cá ngừ vây vàng, quả hạch Brazil, thịt bò, thịt lợn, cá, phô mai, hàu, trứng,...
- Omega-3: trái bơ, bột ngũ cốc, hạt lanh, bắp cải, cải xoăn, rau bó xôi,...
- Chất chống oxy hóa: trà xanh, nghệ.
Thực phẩm nên tránh khi bạn bị khô da:
- Nhiều chất béo, nhiều đường, đồ chiên xào
- Chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cafe, đồ uống có cồn,...
Hy vọng thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về Da khô. Lưu ý, việc dùng thuốc nên hỏi ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn.
NGUỒN THAM KHẢO:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/symptoms-causes/syc-20353885
https://www.americanskin.org/resource/dryskin.php