Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Đau mắt đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, chăm sóc, phòng tránh bệnh.

Đau mắt đỏ là bệnh không còn xa lạ với mọi người, nhất là đối với những nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam. Đau mắt đỏ phổ biến tới mức hầu như trong những người được hỏi đều trả lời đã từng mắc đau mắt đỏ ít nhất 1 lần. Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn không để lại biến chứng tuy nhiên nếu để bệnh diễn biến nặng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thị giác. Cùng Upharma tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ để có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho cả gia đình.

1. Đau mắt đỏ còn được gọi là bệnh gì?

1. Đau mắt đỏ còn được gọi là bệnh gì?

Đau mắt đỏ thực chất là bệnh viêm kết mạc. Bệnh gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ virus, vi khuẩn hay những phản ứng dị ứng với những kháng nguyên lạ. 

  • Nguyên nhân đến từ vi khuẩn thường là lậu cầu, phế cầu, tụ cầu,..
  • Nguyên nhân đến từ virus thường do Adenovirus. Bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch trên tất cả đối tượng.

Đau mắt đỏ là gì?

2. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ?

2. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ?

Bệnh đau mắt đỏ biểu hiện đặc trưng bởi sự xung huyết của mắt, mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường bắt đầu khó chịu ở một bên mắt trước, sau đó sẽ lây dần sang mắt còn lại nếu mắc bệnh không được điều trị và vệ sinh đúng cách. Ngoài ra người bệnh mắc đau mắt đỏ sẽ có cảm giác cộm xốn trong mắt như có vật gì vướng ở mắt. Nghèn mắt trong bệnh đau mắt đỏ có thể màu xanh hoặc vàng tùy theo nguyên nhân gây bệnh, trong nhiều trường hợp kḥi mắc bệnh nghèn mắt ra nhiều khiến cho việc mở mắt vào mỗi buổi sáng cũng trở nên khó khăn.

Tại mi mắt của bệnh nhân đau mắt đỏ cũng có những biểu hiện đặc trưng như: sưng, phù nề làm giảm thị lực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

3. Đau mắt đỏ lây như thế nào?

3. Đau mắt đỏ lây như thế nào?

Một câu hỏi mọi người thường thắc mắc đau mắt đỏ có lây không? Câu trả lời là có, bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan từ mắt bệnh sang mắt lành của người bệnh, cũng có thể lây lan từ người này sang người khác qua các con đường như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nhất là tiếp xúc với dịch tiết nước mắt của bệnh nhân. Vì trong nước mắt chứa một lượng lớn vi khuẩn có thể gây bệnh.
  • Tiếp xúc gián tiếp qua các đồ vật như: tay nắm cửa, điện thoại, khăn lau,...
  • Một số trẻ em có thói quen cho tay lên tai, mũi, mắt cũng rất dễ nhiễm bệnh.
  • Khi đau mắt đỏ trở thành dịch những nơi đông người như chợ, trung tâm thương mại, trường học là những nơi có nguy cơ bùng phát dịch cao nhất.
  • Ngoài ra nếu bệnh nhân sử dụng nguồn nước không đảm bảo cũng rất dễ phơi nhiễm với virus gây bệnh đau mắt đỏ.

4.  Điều trị đau mắt đỏ như thế nào?

4.  Điều trị đau mắt đỏ như thế nào?

Với mỗi nguyên nhân gây bệnh lại có những hướng điều trị cụ thể khác nhau. Hiện này khi có triệu chứng của đau mắt đỏ như xung huyết, chảy nhiều nước mắt bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc sử dụng kháng sinh nhỏ mắt. Tuy nhiên điều này là chưa hợp lý vì trong trường hợp nguyên nhân không đến từ vi khuẩn việc nhỏ thuốc kháng sinh không đem lại hiệu quả điều trị mà còn gây lãng phí nhiều trường hợp còn làm cản trở quá trình điều trị.

  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn:
  • Kháng sinh nhỏ mắt luôn được ưu tiên hàng đầu trong điều trị đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn. 1 số nhóm kháng sinh ưu tiên sử dụng trên mắt như: Tobramycin, Quinolon, …
  • Ngoài kháng sinh, vệ sinh mắt cũng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị bệnh. Người bệnh có thể sử dụng nước muối nhược trương hoặc đẳng trương để vệ sinh mắt. Trong những ngày bệnh diễn biến rầm rộ có thể vệ sinh mắt liên tục, cứ 30 phút -1 tiếng rửa mắt một lần để loại bỏ độc tố vi khuẩn tiết ra. Vệ sinh mắt là quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách vệ sinh mắt sao cho đạt hiệu quả trong điều trị.

5. Cách chăm sóc bệnh nhân đau mắt đỏ?

5. Cách chăm sóc bệnh nhân đau mắt đỏ?

Tuy là bệnh đơn giản, lành tính tuy nhiên đau mắt đỏ lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Ngoài sử dụng thuốc điều trị, nếu chăm sóc tốt mắt sẽ khỏi nhanh, đỡ gây mệt mỏi và thời gian của bệnh nhân. Vậy khi mắc bệnh đau mắt đỏ bệnh nhân nên được chăm sóc như thế nào?

  • Lau rửa ghèn mắt thường xuyên.
  • Không tra thuốc ở mắt bệnh cho mắt lành.
  • Giữ mắt luôn sạch sẽ, tránh đi đến những nơi có nhiều khói bụi như công trường đang xây dựng, lò gạch, khu công nghiệp,...
  • Khi nhỏ thuốc tra mắt hay dung dịch vệ sinh mắt nên cho người bệnh nằm nghiêng sang một bên, hướng mắt lành lên bên trên sau đó nhỏ thuốc và dùng gạc y tế lau sạch ghèn mắt làm tương tự với bên còn lại.
  • Không tự ý đắp các loại lá mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ tránh làm bệnh nặng thêm.
  • Đặc biệt khi có 1 trong các triệu chứng của đau mắt đỏ nên đến cơ sở  y tế để được thăm khám kịp thời.

Chăm sóc đau mắt đỏ.

6. Các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả.

6. Các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả.

Hiện nay chưa có vacxin để phòng bệnh đau mắt đỏ, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể hạn chế mầm bệnh bằng những biện pháp đơn giản. Tùy theo tình hình dịch tễ đau mắt đỏ ở mỗi địa phương mà có những biện pháp phòng bệnh khác nhau.

  • Khi không có dịch ở nơi đang sống:
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chú ý rửa sạch tay trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh.
  • Có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các nhóm chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không nên sờ tay lên mặt, mũi, mắt, vì trên tay có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể làm lây lan vi khuẩn đến mắt, mũi, miệng.
  • Khi có dịch

Khi có dịch đau mắt đỏ trong cộng đồng ngoài áp dụng các biện pháp phòng bệnh trên, tất cả mọi người nên lưu ý thêm một số biện pháp khác như:

  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đau mắt đỏ.
  • Hạn chế đến nơi đông người có thể chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm đặc biệt là bệnh viện.