Ebola và những điều cần biết.
1. Virus Ebola là gì?
1. Virus Ebola là gì?
Ebola là tên được lấy từ khu vực đầu tiên mà người ta phát hiện ra bệnh dịch virus mà không phải do virus sốt xuất huyết gây nên. Ebolavirus bao gồm 5 chủng khác nhau:
- Zaire ebolavirus (EBOV)
- Sudan ebolavirus (SUDV)
- Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
- Taï Forest ebolavirus (TAFV)
- Reston ebolavirus (RESTV)
2. Đối tượng nguy cơ bị nhiễm virus Ebola:
2. Đối tượng nguy cơ bị nhiễm virus Ebola:
Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh ví dụ như: nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp, nhân viên lễ tang có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân
3. Triệu chứng của bệnh Ebola như thế nào?
3. Triệu chứng của bệnh Ebola như thế nào?
Tùy vào mức độ tiến triển và cơ địa của mỗi cá nhân lại có những triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung các triệu chứng điển hình có thể nhận thấy như: Sốt cấp tính, đau đầu, đau mỏi cơ, nôn/buồn nôn hay có tiêu chảy, đau bụng, viêm kết mạc tại mắt
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 - 21 ngày, vào những ngày đầu tiên của bệnh các triệu chứng xuất hiện khá mờ nhạt và không có dấu hiệu rõ ràng để chẩn đoán xác định và phân biệt với các bệnh khác như sốt xuất huyết Dengue hay nhiễm trùng huyết do não mô cầu…
Ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng bệnh trở nên nặng nề hơn, có triệu chứng xuất huyết rõ rệt bao gồm đi ngoài phân đen do có xuất huyết tiêu hóa, chảy máu nơi tiêm truyền, bên cạnh đó do tác động của virus lên sức bền thành mạch mà hiện tượng chảy máu chân răng cũng diễn ra một cách thường xuyên.
Trên lâm sàng, qua thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ có thể thấy có đái máu và chảy máu âm đạo, tình trạng này diễn ra không phổ biến nhưng nếu gặp phải thì người bệnh nên cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm hơn dẫn đến tình trạng tử vong đáng tiếc có thể xảy ra.
Phát ban ở bệnh Ebola ban đầu có ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.
4. Bệnh Ebola được chẩn đoán như thế nào
4. Bệnh Ebola được chẩn đoán như thế nào
Do bệnh có những giai đoạn bình ổn và cấp tính nên thường không được mọi người chú ý. Mọi người thường chỉ đi đến bệnh viện khi có những biến chứng hoặc triệu chứng ở mức độ nặng.
Để chẩn đoán bệnh Ebola cũng gặp nhiều khó khăn vì bệnh có biểu hiện giống nhiều bệnh nhiễm virus khác
Trong những xét nghiệm cơ bản các bác sĩ có thể thấy được những dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhân hay phân lập được loại virus cụ thể. Có thể kể đến các xét nghiệm như tìm kháng nguyên, kháng thể, PCR và nuôi cấy vi rút…
5. Bệnh Ebola được điều trị như thế nào
5. Bệnh Ebola được điều trị như thế nào
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để tiêu diệt virus, mặc dù vậy có thể dùng các biện pháp hỗ trợ triệu chứng như:
Nếu bệnh nhân có sốt thì ưu tiên sử dụng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau vì nếu bệnh nhân đang có tình trạng xuất huyết thì việc kê đơn các loại thuốc khác như Ibuprofen hay các thuốc kháng trong nhóm chống viêm NSAIDs sẽ gây ra rối loạn đông máu nặng nề hơn.
Cho bệnh nhân uống bổ sung các dung dịch điện giải Oresol ngay cả khi không có dấu hiệu mất nước rõ rệt. Hướng dẫn bệnh nhân cách pha hay uống oresol theo đúng chỉ định trên tờ toa để mang lại hiệu quả cao nhất và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh
6. Cách phòng ngừa bệnh Ebola
6. Cách phòng ngừa bệnh Ebola
Do virus Ebola được lây truyền qua cách tiếp xúc trực tiếp với các chế phẩm từ người bệnh nên cần phải được cách ly hoàn toàn và mang các dụng cụ đồ bảo hộ để che chắn khi tiếp xúc với nguồn lây.
Không dùng chung các vật dụng đã qua sử dụng của người mang mầm bệnh cũng như khử trùng vệ sinh nơi sống, các vật dụng thường xuyên theo quy định hiện hành của bộ y tế đề ra. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình về xử lý môi trường, chất thải theo hướng dẫn của cơ sở chức năng. Các nghi thức mai táng cũng nên được bỏ qua các giai đoạn rườm rà, không cần thiết để hạn chế tối thiểu nguồn lây lan ra cộng đồng
Ngoài ra vi rút Ebola tiếp tục được bài tiết qua tinh dịch và sữa mẹ vì vậy cần tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh lây truyền sau khi xuất viện.