Gan nhiễm mỡ:Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh.
1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng thoái hóa mỡ trong gan khi lượng mỡ tích tụ ở gan >5% trọng lượng gan. Hai giai đoạn đầu bệnh nhân khó phát hiện , chỉ biết qua kết quả xét nghiệm nên thường bỏ qua thời điểm vàng điều trị. Khi bệnh tiến triển giai đoạn cuối, lúc này biểu hiện rõ ra ngoài cơ thể, nếu không được điều trị kịp thời, nhanh chóng sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến gan nhiễm mỡ?
2. Nguyên nhân nào dẫn đến gan nhiễm mỡ?
Đồ uống có cồn: Nói đến gan nhiễm mỡ, nguyên nhân đầu tiên nghĩ đến là do uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn làm giảm oxy hóa axit béo ở ngoài gan thúc đẩy tích tụ chất béo trong gan, ức chế quá trình tổng hợp lipoprotein , giảm bài tiết mỡ ở gan, tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Béo phì: do lượng mỡ dư thừa gây ra tình trạng tích tụ mỡ ở gan.
Mỡ máu cao: Lipid trong máu được chuyển hóa qua gan, nếu mỡ trong máu quá cao vượt qua ngưỡng của gan sẽ tích tụ lại ở gan dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Đái tháo đường: bản chất là lượng đường trong máu cao do rối loạn chuyển hóa glucose, tạo lớp màng bao phủ làm giảm chức năng chuyển hóa cholesterol của gan gây lắng đọng mỡ trong gan.
Sút cân quá nhanh: khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, không tổng hợp được apolipoprotein, làm triglycerid lắng ở gan, thời gian dài sẽ khiến gan nhiễm mỡ.
Tác dụng phụ thuốc: Aspirin, Steroids, Tamoxifen, Tetracycline,...
3. Triệu chứng của gan nhiễm mỡ là gì?
3. Triệu chứng của gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chất béo bắt đầu tích tụ ở gan. Ở giai đoạn này, ít nguy hiểm, thường không có dấu hiệu gì. Lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 5-10% trọng lượng gan, nên nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn này có thể được chữa khỏi.
- Giai đoạn 2: Lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng gan, gan bị viêm, mô sẹo bắt đầu hình thành ở nhu mô gan. Lúc này, xuất hiện các triệu chứng chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi,... khá phổ biến nên thường chủ quan không chú ý đến, cơ hội phát triển nặng và chuyển sang giai đoạn 3.
- Giai đoạn 3: Là tình trạng nặng nhất với >30% lượng mỡ ở gan. Lúc này mô sẹo phát triển thay thế tế bào gan khiến bệnh nhân đau tức hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da,...
4. Biến chứng của gan nhiễm mỡ?
4. Biến chứng của gan nhiễm mỡ?
- Viêm gan: Gan nhiễm mỡ khiến chức năng thải độc gan giảm, tạo điều kiện cho độc tố, virus, vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập vào gan gây viêm gan.
- Xơ gan: khi các mô sẹo liên tục thay thế tế bào gan gây tổn thương nặng đến xơ gan đe dọa tính mạng người bệnh. Các triệu chứng thường gặp xơ gan: mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu vàng, vàng da, xuất huyết tiêu hóa, giãn các tĩnh mạch tại thực quản, dạ dày, phù chân, chướng bụng, hôn mê gan,...
- Ung thư gan: hình thành và phát triển của xơ gan nếu không được điều trị đúng cách kết hợp tác nhân xấu khiến gan bị tổn thương nặng.
- Tác động đến tim mạch: Gan nhiễm mỡ không do rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: bệnh tim mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ có thể tử vong.
- Rối loạn cơ quan khác: Ung thư đại-trực tràng, loãng xương, loạn dưỡng mỡ, thiếu hụt vitamin D,...
5. Phòng ngừa gan nhiễm mỡ
5. Phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Các biện pháp phòng tránh gan nhiễm mỡ có thể kể đến:
- Tạo nếp sống tập thể dục đều đặn giảm lượng mỡ dư thừa.
- Luôn vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress.
- Ăn uống lành mạnh: dùng thức ăn thiên nhiên giảm quá tải cho gan, tránh chất phụ gia, chất béo từ động vật; giảm tinh bột và đường. Nên ăn nhiều rau củ quả, dầu thực vật thay thế mỡ.
- Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn.
- Cẩn thận khi dùng thuốc, không tự ý ngừng thuốc, tuần thủ theo hướng dẫn cán bộ y tế.
6. Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
6. Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Hiện chưa có phương pháp đặc hiệu cho bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ đơn thuần không cần điều trị nếu không tăng men gan và không có biểu hiện lâm sàng, thường điều trị theo căn nguyên gây bệnh.
- Do béo phì (thừa cân): cần giảm lượng mỡ dư thừa bằng chế độ ăn kiêng phù hợp kết hợp tập thể dục đều đặn.
- Do nghiện rượu: cần cai rượu, bia, chất có cồn.
- Do đái tháo đường cần kiểm soát tốt bằng cách hoạt động thể dục thể thao, hạn chế thức ăn từ bột, có đường, dùng thuốc đái tháo đường và theo dõi chặt chẽ đường huyết.
- Giảm mỡ trong máu bằng chế độ ăn hợp lý cân đối giàu rau củ quả, giảm mỡ bão hòa như mỡ động vật thay bằng dầu thực vật.
- Những trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu cũng cần hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có cồn, giảm cân nếu thừa cân. Ngoài ra có thể bổ sung:
- Vitamin E 800UI/ngày
- Omega 3
- Statin (do rối loạn mỡ máu)
- Pioglitazone (có thể dùng trong viêm gan nhiễm mỡ).
7. Chế độ ăn uống đối với bệnh gan nhiễm mỡ
7. Chế độ ăn uống đối với bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ nên ăn:
- Nhiều trái cây đặc biệt là táo, bơ,..
- Nhiều chất xơ như nấm hương, rau diếp cá, cần tây, súp lơ xanh, mướp đắng, giá đỗ, …
- Hạn chế ăn đồ ngọt có đường, chất béo
- Ăn nhạt giảm gánh nặng của gan
- Các loại hạt, ngũ cốc: yến mạch, hạt hạnh nhân, hạt lạc,óc chó, …
- Ăn dầu thực vật: dầu ô liu, dầu đậu nành,... thay mỡ động vật.
- Nói không với rượu bia, đồ uống có cồn.
- Cafe và trà xanh có tác dụng hạ men gan.
- Cá: cá hồi, cá mòi, cá ngừ,... bổ sung omega-3 giúp cải thiện mỡ trong gan.
Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
NGUỒN THAM KHẢO: