Hạ canxi máu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.
1. Thế nào là hạ calci máu?
1. Thế nào là hạ calci máu?
Mức độ tiêu chuẩn của canxi trong máu ở người bình thường dao động trong khoảng 8,8 - 10,4 mg/dL.
Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ huyết thanh toàn phần nhỏ hơn 8,8 mg/dL trong điều kiện protein huyết tương bình thường, nồng độ ion canxi hóa nhỏ hơn 4,7 mg/dL
Lượng calci trong cơ thể tập trung chủ yếu ở xương, chiếm đến 99% lượng calci trong cơ thế. Phần còn lại ở dạng tự do nhằm điều chỉnh nồng độ calci trong máu khi cần thiết.
Nồng độ calci trong máu phụ thuộc và 3 yếu tố sau:
- Lượng canxi dung nạp hằng ngày
- Mức độ hấp thu canlci tại ruột
- Sự thải trừ tại thận.
2. Nguyên nhân hạ calci máu
2. Nguyên nhân hạ calci máu
Có nhiều nguyên nhân có thể gây hạ calci máu. Nguyên nhân chủ yếu và phổ biến hiện nay là do các bệnh về tuyến giáp. Ngoài nguyên nhân bệnh tuyến giáp, còn có nguyên nhân do viêm tụy hay nguồn cung calci cho cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu.
- Suy tuyến cận giáp: Calci trong máu giảm ở bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp do nồng độ hormone PTH giảm, đồng thời hàm lượng phospho tăng cao gây nên tình trạng hạ calci kéo dài.
- Suy thận: bệnh nhân bị suy thận bị hạ calci máu do giảm thải phospho, đồng thời calci bị giảm do hội chứng nhiễm toan ống lượn xa.
- Viêm tụy cấp: Khi bị viêm tụy cấp, các chelat với calci được tạo ra do mỡ bị phân hủy dẫn tới nồng độ calci máu giảm.
- Do nguồn cung cấp hằng ngày không đủ: Đối tượng dễ thiếu calci do nhu cầu bổ sung cao như: phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em đang độ tuổi dạy thì cần lượng calci cao để phát triển.
- Thiếu vitamin D: Đối tượng sử dụng các nhóm thuốc như rifampicin, sử dụng kem chống nắng, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,…giảm khả năng tổng hợp vitamin D, dẫn đến thiếu calci.
- Ngoài ra có thể do các nguyên nhân khác như hạ protein máu, tăng lắng đọng calci ngoài lòng mạch hay nhiễm trùng huyết, thiếu magnesi …
3. Triệu chứng hạ canxi máu
3. Triệu chứng hạ canxi máu
Tùy thuộc vào mức độ giảm calci và đối tượng bị hạ calci mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, khi hạ calci máu sẽ có các triệu chứng sau:
- Dễ bị chuột rút, co giật, tê bì chân tay.
- Cảm giác tại bàn tay, bàn chân dễ bị rối loạn
- Rối loạn nhịp tim.
- Trẻ hạ calci máu có thể chán ăn, chậm chạp, bỏ bú sữa, …
- Khi bị calci cấp, cơ thể có thể bị dị cảm ở đầu lưỡi, môi; cơ mặt co giật; cơ toàn thân đau nhức; nồng độ calci máu xuống thấp, …Đây là dấu hiệu của cơn Tetany.
- Khi bị calci cấp, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để có thể xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
4. Chẩn đoán và điều trị hạ calci máu
4. Chẩn đoán và điều trị hạ calci máu
Để chẩn đoán chính xác hạ calci máu cần kết hợp dựa vào cả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, xét nghiệm xác định được nồng độ calci trong máu để đưa về ngưỡng tiêu chuẩn. Một số phương pháp có thể sử dụng chẩn đoán hạ calci máu như:
- Thực hiện xét nghiệm xác định lượng calci huyết là tiêu chuẩn tiên quyết để chẩn đoán xác định
- Khai thác các triệu chứng lâm sàng: co giật, rối loạn tri giác, dấu hiệu trousseau, mất trí, tình trạng chân tay, tóc móng của bệnh nhân
Khi đã có chẩn đoán xác định, bệnh nhân cần được can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm bằng các biện pháp như:
- Cung cấp calci kịp thời: Có thể bổ sung thông qua đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Đường tĩnh mạch giúp nồng độ calci máu trở lại bình thường nhanh nhất nên chỉ sử dụng khi nồng độ calci máu xuống quá thấp.
- Ngoài ra cần điều trị các bệnh lý đi kèm mà những bệnh này là nguyên nhân gây nên hạ calci máu
5. Biện pháp phòng ngừa hạ canxi máu
5. Biện pháp phòng ngừa hạ canxi máu
Hạ calci máu hoàn toàn có thể điều trị và phòng tránh được. Ngoài ra bệnh nhân khi có bệnh lý nền là nguyên nhân chính gây ra cơn hạ calci huyết, cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, sử dụng thuốc hợp lý, tránh sử dụng thuốc khi chưa biết rõ tương tác. Các biện pháp giúp phòng tránh hạ calci máu như:
Tắm nắng: vitamin D là 1 trong những yếu tố tăng hấp thu calci. Do đó, người bệnh có thể tắm nắng vào buổi sáng. Tránh tắm nắng vào buổi trưa và chiều
- Chế độ dinh dưỡng bổ sung calci hợp lý: như các loại hạt, sữa chua, cá hồi và thực phẩm bổ sung,…
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như café, rượu bia, … Các loại này có thể làm giảm khả năng hấp thu hấp thu calci tại ruột gây nên hạ calci máu.