Hen phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp phòng ngừa
1. Thế nào là hen phế quản?
1. Thế nào là hen phế quản?
Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp với đặc trưng là phản ứng viêm mạn tính, gây ra các phản ứng như co thắt, phù nề, tăng tiết dịch như đờm làm tắc nghẽn, giảm lưu thông không khí phổi, xuất hiện các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho nhiều, thường xảy ra nhiều về đêm và sáng sớm.
2. Nguyên nhân của hen phế quản
2. Nguyên nhân của hen phế quản
Do hen phế quản là bệnh mạn tính có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng nhiều nhất vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi thường xuyên. Ngoài ra có thể xuất hiện khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị nguyên. Các nguyên nhân có thể gặp như:
- Các tác nhân dị nguyên:
- Dị nguyên đường hô hấp và đường ăn uống : Bất kỳ loại thực phẩm gì, bụi, mùi hương mà cơ thể tiếp xúc đều có thể trở thành dị nguyên gây kích ứng, khởi phát cơn hen như: bụi nhà, phấn hoa, lông động vật, mạt kim loại, mùi sơn, khói bụi, hải sản, lạc, đậu phộng, …
- Thuốc: 1 số thuốc cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng như aspirin, penicillin…
- Các bệnh lý nhiễm khuẩn khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm amidan… cũng có thể gây nên cơn hen.
- Các tác nhân không do dị nguyên:
- Yếu tố di truyền: Gia đình có người có tiền sử bị hen, thì những người khác trong gia đình cũng có nguy cơ bị cao hơn so với người bình thường.
- Yếu tố tâm lý: Những đối tượng hay gặp các vấn đề tâm lý như lo âu, căng thẳng,…
Những bệnh nhân đã được xác định hen phế quản, thì việc hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng là điều tiên quyết để giúp ngăn chặn việc cơn hen tái phát.
3. Triệu chứng của hen phế quản
Hen phế quản là bệnh lý đường thở nên khi cơn hen khởi phát, các triệu chứng về đường hô hấp là các triệu chứng điển hình và có thể nhận biết dễ dàng như:
- Bệnh nhân khó thở, thở khò khè, đặc biệt khi thở ra. Cơn khó thở thường về đêm, xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa hoặc sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng đường thở (cảm cúm, dị nguyên, bụi, phấn hoa,…). Tiếng thở cò cử, người bệnh nói ngắt quãng, khó thở có thể kéo dài vài phút hoặc lâu hơn như hàng giờ hoặc liên tục trong ngày.
- Ngoài ra, một số bệnh nhân còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như ho khan, đôi lúc ho liên tục không dứt, sổ mũi, ngứa và chảy nước mắt,…
4. Hen phế quản có dễ lây không?
4. Hen phế quản có dễ lây không?
Nhiều bệnh nhân thắc mắc hen phế quản có khả năng lây sang cho mọi người xung quanh không? Trả lời: Hen phế quản không do virus hay vi khuẩn gây ra nên không lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh hen có tính chất di truyền nên người trong gia đình có người thân có tiền sử bị hen phế quản thì dễ có khả năng mắc cao hơn.
5. Chẩn đoán hen phế quản
5. Chẩn đoán hen phế quản
Để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt được hen phế quản với các bệnh khác, bác sĩ cần thăm khám, khai thác tiền sử, triệu chứng và các yếu tố cận lâm sàng để đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp.
- Lâm sàng:
- Các triệu chứng lâm sàng: dựa vào các triệu chứng ho, tăng tiết đường thở, đờm, khó thở,…
- Khai thác tiền sử: Bác sĩ sẽ khai thác bệnh nhân có tiếp xúc với các yếu tố lạ hay trước đây đã từng mắc hen phế quản và căn cứ thêm vào tiền sử gia đình để chẩn đoán chính xác, tránh nhầm sang các bệnh lý khác cũng có triệu chứng tương tự.
- Cận lâm sàng: Ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ kết hợp với các kết quả cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được thực hiện trong chẩn đoán hen phế quản như:
- Đo chức năng hô hấp, chụp CT hoặc X-Quang ngực để thăm khám các triệu chứng bất thường trong bệnh hen phế quản.
Các xét nghiệm khác có thể thực hiện thêm như: Xét nghiệm bạch cầu ưa acid trong đờm, xét nghiệm Methacholine…
6. Các biện pháp phòng tránh hen phế quản
6. Các biện pháp phòng tránh hen phế quản
Hen phế quản là bệnh khó có thể khỏi hoàn toàn nên ngoài việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp để phòng tránh khởi phát, kiểm soát cơn hen, nâng cao chất lượng cuộc sống. Các biện pháp có thể thực hiện như:
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây dị ứng là điều quan trọng nhất như phấn hoa, bụi, lông động vật, các loại hạt hay hải sản gây dị ứng, …
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa định kỳ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao sức đề kháng để tránh nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Giữ cho tâm lý thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng stress quá mức.