Hôn mê gan: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị bệnh.
1. Thế nào là hôn mê gan
1. Thế nào là hôn mê gan
Hôn mê gan xảy ra khi gan không thể loại bỏ các chất độc, độc tố ra khỏi tuần hoàn máu khiến não bị mất chức năng. Khi đó nồng độ amoniac cao trong máu và não, gan bị suy quá nặng dẫn đến thay đổi về hành vi, nhận thức và hệ thống thần kinh.
Bệnh gây ra những thay đổi về hành vi, trạng thái tinh thần và hệ thống thần kinh do nồng độ amoniac cao trong máu và não gây ra suy gan quá nặng.
2. Nguyên nhân gây hôn mê gan
2. Nguyên nhân gây hôn mê gan
Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên hôn mê gan, có thể do nguyên nhân nội sinh là các bệnh lý hoặc nguyên nhân ngoại sinh như ăn uống, dùng thuốc có thể kể đến như:
- Nguyên nhân ngoại sinh: Dùng nhiều lợi tiểu làm mất nước và kali, ngộ độc rượu, sau phẫu thuật gan, xuất huyết tiêu hóa, ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều protein hoặc sử dụng các thuốc độc cho gan như tetracycline, thuốc an thần, hạ huyết áp,…
- Các nguyên nhân gây hôn mê gan nội sinh bao gồm: Tổn thương gan nặng nề và lan trong viêm gan nhiễm độc, viêm gan tối cấp, …
- Ngoài các nguyên nhân trên thì bất cứ bệnh như viêm gan B, C hay bệnh tự miễn gây phá hủy tế bào gan, làm suy giảm chức năng gan đều có thể dẫn tới bệnh hôn mê gan.
3. Triệu chứng bệnh hôn mê gan
3. Triệu chứng bệnh hôn mê gan
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương gan hay nguyên nhân gây hôn mê gan mà bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng thường gặp có thể như:
- Thay đổi đột ngột trong hành vi, tính cách
- Khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên.
- Tâm trạng thay đổi, vui buồn vô cớ hoặc trở nên cáu kỉnh.
- Có mùi hơi thở
Khi hôn mê gan trở nên nặng hơn, bệnh nhân có thể kèm theo một vài triệu chứng như:
- Hôn mê, mất hoặc giảm khả năng hoạt động công việc trí não
- Buồn ngủ, ngủ lịm, khó khăn trong phát âm.
- Co giật, run rẩy tay chân
- Lo lắng, tính cách thay đổi
4. Đối tượng nguy cơ hôn mê gan
4. Đối tượng nguy cơ hôn mê gan
Ngoài những đối tượng có tiền sử hay đang mắc các bệnh về gan thì những đối tượng có các yếu tố sau đây dễ mắc hôn mê gan như:
- Xuất huyết tiêu hóa, mất nước
- Đang sử dụng thuốc như an thần, thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương.
- Bệnh lý về thận, nhiễm trùng
- Hạ oxy máu, chế độ ăn nhiều đạm.
5. Phòng ngừa bệnh hôn mê gan
5. Phòng ngừa bệnh hôn mê gan
Khi có tiền sử mắc các bệnh về gan, bệnh nhân cần có một chế độ theo dõi sức khỏe định kỳ và đặc biệt phải tuân thủ lộ trình điều trị của bác sĩ, tránh các tương tác không đáng có. Ngoài ra, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh hôn mê gan như:
- Có một chế độ ăn hợp lý: hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, ăn uống dư đạm.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, rau, củ, quả, ...
- Trước khi sử dụng các loại thuốc nào cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc. Không tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
6. Các biện pháp chẩn đoán hôn mê gan
6. Các biện pháp chẩn đoán hôn mê gan
Khi có nghi ngờ, bệnh nhân cần được thăm khám kỹ càng dựa trên các tiêu chí lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác.
Các yếu tố cận lâm sàng có thể gặp như:
- Rối loạn nhận thức: lú lẫn sau đó hôn mê.
- Các dấu hiệu thần kinh nổi bật như như tăng phản xạ, tăng trương lực cơ, đôi khi đi kèm triệu chứng của động kinh.
- Hơi thở có mùi gan.
Ngoài ra, các yếu tố cận lâm sàng có thể sử dụng để chẩn đoán hôn mê gan như: điện não đồ, xét nghiệm các chức năng gan và chụp CT, MRI,…
Khi chẩn đoán cần phân biệt tránh nhầm lẫn với các tình trạng khác như quá liều thuốc an thần, cai nghiện rượu, viêm màng não,..
7. Điều trị bệnh hôn mê gan
7. Điều trị bệnh hôn mê gan
Khi bị hôn mê gan, nguyên tắc điều trị là đầu tiên cần loại trừ các yếu tố thúc đẩy, dự phòng và bảo vệ các phần nhu mô còn lại.
- Cần xác định được nguyên nhân khởi phát và điều trị kịp thời
- Điều trị hỗ trợ
- Sử dụng thuốc giúp tăng đào thải amoniac qua phân, thận nhằm làm giảm amoniac máu như lactulose, arginin, ornithine,… hoặc các thuốc tác dụng trên chuyển hóa amoniac ở ruột như metronidazol,.. Nếu nặng thì cần can thiệp phẫu thuật.
- Chế độ ăn giảm protein, đạm; tăng cường bổ sung chất xơ, rau xanh.