Lao kê là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp điều trị bệnh và phòng ngừa
1. Lao kê là gì?
1. Lao kê là gì?
Bệnh lao kê là một thể lao cấp tính nghiêm trọng hiếm gặp, gây ra bởi trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis tràn vào mạch máu với số lượng lớn.
Lao kê có thể là lao nguyên phát lần đầu mắc hoặc lao thứ phát khi đã có sẵn Mycobacterium tuberculosis trong người.
2. Nguyên nhân dẫn đến lao kê
2. Nguyên nhân dẫn đến lao kê
Nguyên nhân do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Là một trực khuẩn ưa khí, trực khuẩn lao sẽ ngừng phát triển ở nhiệt độ 42°C, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100°C trong vòng 10 phút. Dưới ánh sáng mặt trời sẽ chết trong vòng 1,5 giờ, trong cồn 90° chết sau 3 phút.
Trực khuẩn lao xâm nhập vào bên trong cơ thể người qua đường hô hấp, sau đó cư trú và gây tổn thương phổi. Chúng sẽ di chuyển ra phổi đến các cơ quan khác nhờ tràn vào các đường máu và hạch bạch huyết để gây bệnh.
3. Yếu tố nguy cơ
3. Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh Lao kê
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc lao kê nhưng bệnh có nguy cơ cao hơn ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ do 2 đối tượng này hệ miễn dịch kém hơn. Bên cạnh đó một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng mắc bệnh lao kê bao gồm:
- Người phơi nhiễm: Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh lao gồm người sống cùng hoặc người chăm sóc người mắc bệnh lao
- Người đã từng mắc bệnh lao nhưng chưa được điều trị dứt điểm hoặc không tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Người suy giảm miễn dịch: mắc HIV/AIDS, người sử dụng ma túy
- Người thiếu chất dinh dưỡng, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc những người hút thuốc lá
4. Triệu chứng của bệnh Lao kê
4. Triệu chứng của bệnh Lao kê
Các triệu chứng lâm sàng bao gồm:
- Cơ thể ớn lạnh, đổ mồ hôi
- Suy nhược cơ thể kéo dài dẫn đến người mệt mỏi, yếu ớt; sụt cân.
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
- Trên tiêu hóa: ăn uống kém, đi ngoài, nôn/ buồn nôn,...
- Rối loạn hệ hô hấp: ho khan, có thể ho ra máu; khó chịu hoặc khó thở tiến triển,..
Mặc dù có triệu chứng cơ năng và thực thể của cơ thể thế nhưng các triệu chứng này lại không điển hình làm chúng ta nhầm tưởng có thể do nhiễm lạnh hoặc chỉ là cơ thể mệt mỏi mà qua loa.
Vì vậy để chẩn đoán chính xác lao kê cần chẩn đoán cận lâm sàng để điều trị chính xác và trúng đích.
5. Phương pháp chẩn đoán
5. Phương pháp chẩn đoán
Xét nghiệm ban đầu cũng như xác định lao có đang hoạt động hay không bao gồm:
- X-quang phổi: Hình ảnh chụp X- quang phổi cho thấy phổi xám, tổn thương dạng nốt, hạt phân bố đồng đều về kích thước và cản quang.
- Kiểm tra, xét nghiệm đờm và nuôi cấy trong môi trường đủ dinh dưỡng:
- Lấy mẫu đờm: Kỹ thuật lấy đờm vô cùng quan trọng
- Kiểm tra bằng xét nghiệm AFB (Acid Fast Bacillus test) : soi trên kính hiển vi tìm trực khuẩn lao. Vi khuẩn bắt đỏ của thuốc nhuộm Fuchsin trên nền xanh của Xanh methylen ( do khuẩn lao có tính kháng acid, kháng cồn)
- Nuôi cấy
Xét nghiệm xem có nhiễm lao hay không (Có thể được thực hiện) bao gồm: TST (Test trên da bằng tuberculin) hoặc IGRA (Test giải phóng gamma interferon- một phương pháp xét nghiệm máu)
Ngoài ra có: NAATs xét nghiệm dựa trên PCR (phản ứng chuỗi polymerase cho sự khuếch đại acid nucleic): diễn ra nhanh chóng và cho kết quả gồm: Xpert MTB/RIF ; đánh giá dòng đầu dò.
Một số xét nghiệm khác.
6. Biến chứng của bệnh Lao kê
6. Biến chứng của bệnh Lao kê
Lao kê gây ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị kịp thời:
- Suy hô hấp
- Tổn thương trên nhiều hệ cơ quan khi lao đi theo đường máu đến các cơ quan đó
- Tổn thương màng não: ở trẻ nhỏ tổn thương có thể đến 80%
- Nghiệm trọng: Tử vong.
7. Điều trị bệnh Lao kê
7. Điều trị bệnh Lao kê
Điều trị theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, khuyến cáo của Bộ Y Tế và đặc biệt tuân thủ điều trị về liều lượng, cách dùng mà bác sĩ kê đơn.
- Điều trị ưu tiên là dùng thuốc kháng sinh kháng lao bao gồm: Isoniazid (H), Rifampicin (R ), Pyrazinamid (Z), Ethambutol (E), Fluoroquinolones (FQs),...
- Corticoid: Khi điều trị lao màng não
Liều lượng thuốc, phác đồ điều trị cũng như duy trì sẽ phụ thuộc vào từng bệnh nhân, thể trạng và đáp ứng, dị ứng thuốc.
Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu có các biến chứng áp xe xảy ra.
8. Biện pháp phòng ngừa bệnh Lao kê
8. Biện pháp phòng ngừa bệnh Lao kê
Bên cạnh tuân thủ điều trị, người bệnh cần tuân thủ chế độ sinh hoạt, ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ như là:
- Hạn chế sự căng thẳng, tiêu cực stress
- Nâng cao sức đề kháng, nâng cao miễn dịch bằng cách: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
- Vệ sinh hầu họng, cơ thể thường xuyên, sạch sẽ
- Bỏ thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc lá
- Tránh tiếp xúc với người bệnh mắc lao
- Khi phơi nhiễm cần có biện pháp phòng tránh: đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên, không tiếp xúc trực tiếp với đờm dãi, máu của người bệnh bằng tay không.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng quý, năm; đặc biệt là khi có triệu chứng thực thể kéo dài để phát hiện bệnh và điều trị ngăn chặn kịp thời.
- Tiêm Vaccine BCG ( Vaccine phòng lao- Vaccine sống giảm động lực): Cho trẻ nhỏ ngay sau sinh (hoặc càng sớm càng tốt trong 30 ngày đầu sau khi bé được sinh ra) liều duy nhất.
- Với những người đã mắc lao đang điều trị ngoại trú: cần thông báo tới bác sĩ hoặc đến bệnh viện khi có những bất thường xảy ra trong quá trình điều trị với thuốc. Bên cạnh đó luôn thăm khám định kỳ để bác sĩ tiên lượng, chẩn đoán tiến triển bệnh và có phương pháp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm một cách kịp thời.