Nhiễm sán máng là bệnh gì? Biểu hiện bệnh và cách điều trị.
1. Bệnh sán máng là gì?
1. Bệnh sán máng là gì?
Bệnh sán máng là bệnh nhiễm sán lá qua da do Schistosoma gây ra. Đây là loài sán lá dẹt, chia 2 giới đực cái rõ ràng, trong đó sán máng cái thường có kích thước to hơn.
Có 5 loài sán máng gây bệnh, bao gồm:
- Schistosoma haematobium
- Schistosoma mansoni
- Schistosoma japonicum
- Schistosoma intercalatum
- Schistosoma mekongi
Cả 5 loài sán này được tìm thấy chủ yếu ở vùng nước ngọt, chủ yếu là ao hồ, sông suối. Đối tượng nhiễm nhiều nhất là trẻ em, ngư dân, nông dân- những người thường xuyên tiếp xúc với vùng nước ô nhiễm có chứa ấu trùng sán máng. Ấu trùng thông qua da, xâm nhập vào hệ tuần hoàn, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như ruột, bàng quang, tim, phổi.
2. Vòng đời phát triển của sán máng
2. Vòng đời phát triển của sán máng
Sán cái đẻ trứng và xâm nhập vào đường ruột, bàng quang thông qua mao mạch, ra ngoài môi trường theo phân và nước tiểu. Tại đây, trứng nở thành ấu trùng lông và ký sinh trong các loài ốc. Khoảng 32 tuần sau, ấu trùng lông phát triển thành ấu trùng đuôi, xâm nhập vào da người đi vào máu, phát triển thành sán trưởng thành sau 60 ngày.
Sán trưởng thành sống ký sinh lâu trong cơ thể, chủ yếu sống trong máu, có thể vài tháng đến vài năm, thậm chí tới 30 năm.
3. Biểu hiện nhiễm sán máng
3. Biểu hiện nhiễm sán máng
Triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên da, tại vùng ấu trùng xâm nhập có những vết mẩn đỏ, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các vết mẩn đỏ này sẽ lan rộng tạo thành từng đám to.
Bệnh nhân có biểu hiện sốt, rét run, đổ mồ hôi, đau đầu, sưng hạch nách và gan. Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và viêm đường tiết niệu như: đau bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,...
Khi bệnh trở thành mạn tính sẽ gây nhiều biến chứng như:
- Tiêu hóa: thiếu máu, đau bụng, tiêu chảy thường xuyên
- Tiết niệu: tổn thương bàng quang, cảm giác buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu rất ít, kèm đau buốt khi tiểu tiện, ứ nước ở thận, nguy cơ ung thư biểu mô bàng quang
- Tim phổi: ho nhiều, ho dai dẳng kèm khó thở, đôi lúc ho ra máu
- Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, tê bì chân tay, thậm chí gây co giật
- Thiếu máu do thiếu sắt: do việc mất máu từ đường tiêu hóa và tiết niệu
4. Chẩn đoán xác định bệnh sán máng
4. Chẩn đoán xác định bệnh sán máng
Chẩn đoán xác định bệnh sán máng bằng phương pháp tìm trứng sán máng qua xét nghiệm phân hoặc nước tiểu. Các mẫu bệnh phẩm được nhỏ dung dịch đặc hiệu và soi tươi dưới kính hiển vi để xác định trứng sán máng. Đây là phương pháp đơn giản và thao tác dễ dàng nhất, ít tốn kém và cho kết quả nhanh. Tuy nhiên độ nhạy của phương pháp không cao, dễ nhầm lẫn trong trường hợp số lượng trứng sán ít, gây hiện tượng âm tính giả.
Ngoài 2 phương pháp trên, ngày nay các bác sĩ còn lấy máu của bệnh nhân làm xét nghiệm huyết thanh để xác định bệnh sán máng. Phương pháp này phức tạp và tốn kém hơn nhưng lại cho kết quả chính xác nhất.
5. Điều trị bệnh sán máng
Thuốc điều trị đầu tay bệnh sán máng được Tổ chức y tế thế giới WHO khuyên dùng là Praziquantel 600mg với liều 40mg/kg cân nặng trong 24 giờ, chia 2 lần. Tuy nhiên thuốc chỉ có hiệu quả với sán máng trưởng thành vì vậy sẽ trì hoãn việc điều trị từ 6-8 tuần sau lần cuối tiếp xúc với nguồn nước bẩn.
6. Phương pháp phòng tránh bệnh sán máng
6. Phương pháp phòng tránh bệnh sán máng
Bệnh sán máng có thể phòng tránh bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
- Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống, đồ không đảm bảo vệ sinh
- Hạn chế bơi lội vùng ao hồ, sông suối, các vùng nước bị ô nhiễm
- Tẩy giun sán định kỳ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ