Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Nhịp nhanh thất là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí bệnh.

Nhịp nhanh thất là một bệnh về tim mạch, khi tim bị rối loạn nhịp tim dẫn tới tim không bơm được đầy máu. Nếu không được theo dõi hay điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, nặng hơn có thể ngừng tim.

1. Thế nào là nhịp nhanh thất?

1. Thế nào là nhịp nhanh thất?

Nhịp nhanh thất xảy ra khi có >= 3 nhịp thất liên tục với tần số >= 120 lần/phút. Triệu chứng biểu hiện phụ thuộc vào thời gian kéo dài cơn nhịp nhanh thất và dấu hiệu cũng rất khác nhau. Có thể không có triệu chứng gì đến hồi hộp đánh trống ngực hoặc rối loạn tuần hoàn.

Nhịp nhanh thất là gì?

2. Nguyên nhân của nhịp nhanh thất

2. Nguyên nhân của nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như tiền sử bệnh lý, do tác dụng của thuốc đang sử dụng. Tình trạng này có thể xuất hiện mà không có dấu hiệu báo trước hoặc kéo dài nhiều giờ, … nên bệnh nhân cần theo dõi thường xuyên. Các nguyên nhân có thể như:

  • Suy tim, Bệnh lý tim mạch bẩm sinh
  • Rối loạn điện giải 
  • Thiếu máu cơ tim; cơ tim phì đại, cơ tim giãn,...
  • Sử dụng các thuốc như kháng sinh nhóm Quinolon, Azithromycin,...
  • Hội chứng QT dài do bẩm sinh hoặc do mắc phải khi sử dụng các thuốc như Haloperidol, Quinidine, ,..

3. Triệu chứng của nhịp nhanh thất

3. Triệu chứng của nhịp nhanh thất

Do phụ thuộc vào tần suất xuất hiện, thời gian kéo dài, tiền sử bệnh lý,… nên triệu chứng sẽ khác nhau ở từng mỗi đối tượng bệnh nhân. Một số bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì hoặc thậm chí nguy hiểm như ngừng tim, tử vong,.. Các triệu chứng có thể gặp như:

Triệu chứng lâm sàng:

Cơ năng: Chóng mặt, xây xẩm mặt mày, hồi hộp trống ngực, nhịp tim có thể tăng rất nhanh, không đều, đôi khi không nghe thấy tim đập, đau tức ngực,có cảm giác đè nén ở  lồng ngực, bất an lo lắng, …

Triệu chứng cận lâm sàng: Đo điện tâm đồ ta sẽ thấy:

  • Tần số tim dao động từ khoảng 130 – 170 lần/phút;
  • Nhịp tim thường không đều, phức bộ QRS giãn rộng
  • Sóng P thường có tần số chậm hơn QRS. Khi không nhìn rõ sóng P, chuyển đạo thực quản có sự phân ly giữa nhịp nhĩ và thất.

4.  Xử trí khi bị nhịp nhanh thất

4.  Xử trí khi bị nhịp nhanh thất

Điều quan trọng nhất khi xử trí nhịp nhanh thất là nếu có các dấu hiệu nghi ngờ hoặc tiền sử đã từng mắc các bệnh tim mạch hay nhịp nhanh thất, cần liên hệ lập tức với bác sĩ để theo dõi và điều trị kịp thời.

Đầu tiên phải khai thác tiền sử lâm sàng của bệnh nhân và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp:

  • Nguyên nhân gây nhịp nhanh thất, yếu tố khởi phát
  • Cơ chế rối loạn nhịp, các biến chứng nguy cơ có thể gặp phải
  • Đánh giá tiên lượng được hiệu quả của phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp nhanh thất hiện đang được sử dụng như: 

  • Điều trị duy trì bằng thuốc, chuyển nhịp bằng sốc điện hoặc thuốc (Procanamide , Lidocaine, chẹn beta giao cảm,...)
  • Cấy máy tạo nhịp hoặc máy phá rung
  • Thực hiện phẫu thuật.

Xử trí nhịp nhanh thất.

5. Các biện pháp phòng tránh nhịp nhanh thất

5. Các biện pháp phòng tránh nhịp nhanh thất

Khi có tiền sử nhịp nhanh thất hoặc bất kỳ vấn đề gì về tim mạch, bệnh nhân cần có một chế độ theo dõi sức khỏe định kỳ và đặc biệt phải tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, tránh quên thuốc hay sử dụng những thuốc gây tương tác mà chưa tham khảo ý kiến.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh nhịp nhanh thất.

  • Tập thể dục: Duy trì thói quen tập thể dục lành mạnh, tránh quá sức tạo gánh nặng cho tim. Theo nghiên cứu, đi bộ mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe, tim mạch và tuần hoàn
  • Một chế độ dinh dưỡng ít chất béo: Bổ sung các loại trái cây, các loại ngũ cốc như óc chó, hạnh nhân, yến mạch, rau, củ, quả,... Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt đỏ nên được hạn chế. Ngoài ra nên giảm lượng muối và lượng đường trong khẩu phần ăn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích: Tránh hút thuốc và sử dụng các chất kích thích như cafein, nước tăng lực,... Duy trì cân nặng trong mức ổn định, tránh giảm hay tăng cân quá mức.
  • Khi có các dấu hiệu rối loạn nhịp tim như tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt, đau tức vùng ngực,… người bệnh cần dừng các hoạt động và nghỉ ngơi tại chỗ. Đồng thời liên hệ với bác sĩ để theo dõi và có hướng xử lý kịp thời.

Ngoài ra bệnh nhân cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời các vấn đề mới, tầm soát nguy cơ tránh đột quỵ.