Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Quai bị - Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng và phương pháp điều trị.

Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do sự xâm nhập của Virus Paramyxovirus vào cơ thể gây lên. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp vì thế nó có khả năng lây lan nhanh chóng ra ngoài cộng đồng. Quai bị đem đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn ở nam giới hiện nay.

1. Quai bị là gì? 

1. Quai bị là gì? 

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi một virus thuộc họ Paramyxovirus có tên khoa học là Mump virus. Không chỉ tồn tại và phát triển mạnh mẽ bên trong cơ thể loài virus này còn có khả năng sống khá lâu ở môi trường bên ngoài, lên tới 30-60 ngày. Đặc biệt virus này còn sống được ở nhiệt độ 15- 200oC và chỉ bị tiêu diệt khi nâng nhiệt độ khoảng 560oC hoặc dưới tác động của hóa chất diệt vi khuẩn. 

Bệnh quai bị lây truyền qua đường hô hấp khi người bình thường tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của những người mang trong mình sẵn mầm bệnh. Bệnh thường dễ lây lan nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và 6 ngày sau khi triệu chứng dần biến mất. 

Quai bị là bệnh gì?

2. Triệu chứng điển hình của quai bị 

2. Triệu chứng điển hình của quai bị 

Tùy vào từng thể trạng của bệnh nhân, có những người xuất hiện rất ít triệu chứng hoặc gần như không có, có những người thì triệu chứng rất rõ ràng, sau đây là các triệu chứng thường gặp:

  • Đau mỏi khắp người, nhược cơ
  • Xuất hiện những cơn sốt cao đột ngột
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn 
  • Sưng đau tuyến nước bọt, sưng lan tỏa xuống má, cổ hàm khiến cho khuôn mặt không còn cân xứng, khó khăn trong việc ăn uống nuốt nước bọt.
  • Chóng mặt, buồn nôn, nôn
  • Cơ thể mệt mỏi không có sức lực 

Một số bệnh nhân nam có hiện tượng sưng bìu và đau tinh hoàn 

Diễn biến của bệnh quai bị 

Sau khi virus xâm nhập vào trong cơ thể được khoảng 7-14 ngày, bệnh nhân gặp một số triệu chứng như chán ăn, sốt, đau họng, mệt mỏi, ớn lạnh, hơi đau nhức bên góc hàm. 

Bệnh nhân có thể nhầm với các bệnh cảm cúm thông thường cho tới 3 ngày tiếp theo, tuyến mang tai của bệnh nhân dần dần to lên kéo theo cảm giác đau nhức ngày càng mạnh. Một số bệnh nhân thì chỉ sưng một tuyến mang tai nhưng có những bệnh nhân thì triệu chứng này lại xảy ra với cả hai bên má. 

Vùng sưng của quai bị thường rất đặc biệt và dễ dàng nhận ra, vết sưng lan rộng đến má, dưới hàm, tai. Trong một số trường hợp vùng sưng có thể lan tỏa đến ngực gây phù trước xương ức. Người bệnh có cảm giác đau ở vùng bị sưng nhưng không có cảm giác nóng và sung huyết.

Trong thời gian tiến triển của bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.

Triệu chứng của quai bị.

3. Đối tượng dễ có nguy cơ bị quai bị 

3. Đối tượng dễ có nguy cơ bị quai bị 

Có những thời điểm được coi là thời điểm vàng bùng phát bệnh đó chính là vào mùa thu và mùa đông, đặc biệt là những nơi có khí hậu mát mẻ hoặc khô hanh thường là môi trường sống lý tưởng cho các mầm bệnh phát triển. 

Vì quai bị có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp nên nơi nào tập trung nhiều người nơi đó là nơi có khả năng cao phát tán bệnh tật. Trường học, bệnh viện, khu trung tâm mua sắm……. Tỷ lệ mắc bệnh của nam giới thường cao hơn nữ giới.

Quai bị thường hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu đời với kháng nguyên có sẵn trong cơ thể những bà mẹ từng mắc bệnh. Sau 2 tuổi, tần suất mắc bệnh tăng dần và cao nhất ở độ tuổi từ 10-19 tuổi.

4. Biến chứng hay gặp trên các bệnh nhân bị quai bị 

4. Biến chứng hay gặp trên các bệnh nhân bị quai bị 

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh quai bị có thể gây ra những biến chứng đáng tiếc trên cả nam giới và nữ giới

  • Với nam giới: Viêm tinh hoàn hoặc thậm chí có thể là teo tinh hoàn dẫn đến hậu quả lâu dài là vô sinh thứ phát
  • Với nữ giới: Dọa sảy thai, sảy thai hoặc thai lưu có thể xảy ra với những phụ nữ có thai trong ba tháng đầu. Nữ giới có thể bị đau bụng, rong kinh 
  • Tạo thành huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt dẫn đến nhồi máu phổi 
  • Gây bệnh đến các cơ quan như tụy (Viêm tụy cấp), Tim (Viêm cơ tim) ……

5. Biện pháp điều trị quai bị 

5. Biện pháp điều trị quai bị 

Tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho những bệnh nhân bị quai bị, chủ yếu là vẫn dùng thuốc điều trị hỗ trợ, nâng cao sức khỏe cho người bệnh và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. 

  • Khi xuất hiện các dấu hiệu đau ở vùng mang tai, hãy đi khám bác sĩ ngay để chẩn đoán chính xác bệnh, vì viêm tuyến nước bọt có nhiều nguyên nhân và không nhất thiết do virus quai bị. 
  • Dùng thuốc hạ sốt và bù nước điện giải trong các trường hợp sốt, đau để giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân
  • Giảm đau và sưng chỗ tuyến nước bọt bằng cách chườm lạnh 
  • Sử dụng các thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Hạn chế ăn các thực phẩm cứng đồ cay nóng.
  • Nghỉ ngơi thoải mái hạn chế tiếp xúc nhiều người tránh lây nhiễm và phát tán bệnh.
  • Khi có bội nhiễm sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bệnh nhân nam có biểu hiện viêm tinh hoàn hoặc bệnh nhân nữ bị viêm buồng trứng, nên đưa ngay vào bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ, tránh biến chứng.