Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Rối loạn nhịp tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng tránh bệnh.

Rối loạn nhịp tim là một trong những nguyên nhân của rất nhiều trường hợp đột tử, đột quỵ. Tình trạng rối loạn nhịp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và với bất kỳ ai. Khi xuất hiện các tình trạng như nhịp tim nhanh hay chậm hoặc nhanh chậm bất thường, hồi hộp đánh trống ngực, người bệnh cần phải theo dõi và thông báo với bác sĩ để theo dõi kịp thời.

1. Rối loạn nhịp tim là gì?

1. Rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là hiện tượng tim đập bất thường, tim đập quá nhanh khi tần số >100 lần/phút hoặc quá chậm khi tần số < 60 lần/phút, hoặc tim đập không đều lúc nhanh lúc chậm.

Các rối loạn nhịp tim đều ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, trong một số trường hợp nặng có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân.

Rối loạn nhịp tim là gì?

2. Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

2. Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do các bệnh lý, tiền sử, hoặc do tuổi tác, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nên. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều năm, nhiều giờ hoặc xuất hiện mà không có dấu hiệu báo trước nên bệnh nhân cần theo dõi thường xuyên.

  • Các nguyên nhân do bất thường về tim mạch như cơ tim bị tổn thương, bệnh lý van tim, suy tim, bệnh về động mạch vành,…
  • Các nguyên nhân khác không phải do bệnh lý về tim như: bệnh về tuyến giáp, tiểu đường, bệnh nhân mắc chứng lo âu, trầm cảm hoặc lạm dụng các chất kích thích cafein, thuốc lá,…

Ngoài ra, người cao tuổi, người có chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo cũng có nguy cơ dễ bị các vấn đề về rối loạn tim mạch.

3. Triệu chứng của rối loạn nhịp tim

3. Triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Triệu chứng của rối loạn nhịp tim rất đa dạng từ nhẹ đến nặng. Đôi khi bệnh không gây nên các triệu chứng rõ ràng nào khiến bệnh nhân không phát hiện ra được hoặc có thể gây nên các dấu hiệu nguy hiểm cần thông báo ngay với các bác sĩ.

  • Ngất xỉu: Ngất xỉu là triệu chứng nặng nhất và nguy hiểm nhất của rối loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng. Ngất xỉu làm người bệnh mất ý thức, do đó dễ gây tổn thương nghiêm trọng nếu bệnh nhân đang lao động hay điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 
  • Một số triệu chứng khác nhẹ hơn có thể xảy ra như: Đánh trống ngực, tim đập mạnh; Khó thở, thở dốc, hồi hộp, lo lắng; Đau tức ngực, Chóng mặt, xây xẩm mặt mày, mất cân bằng; Người mệt mỏi,…

Ngất xỉu là một trọng những triệu chứng nguy hiểm nhất của rối loạn nhịp tim

Triệu chứng của rối loạn nhịp tim.

4. Biến chứng của rối loạn nhịp tim

4. Biến chứng của rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim nếu không được theo dõi hay điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến chức năng trong cơ thể vì tim là cơ quan quan trọng nhất bơm máu đi nuôi dưỡng toàn cơ thể. Các biến chứng có thể xảy ra như:

  • Đột quỵ: Khi rối loạn nhịp tim, tim không bơm máu được đều đặn, dễ xảy ra tình trạng máu ứ đọng lại tại buồng tim. Đây chính là nguyên nhân hình thành các cục máu đông, gây vỡ động mạch và đột quỵ tim.
  • Suy tim: Khi chất lượng bơm máu bị suy giảm, tim phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng đủ lượng máu đi nuôi cơ thể. Tình trạng này kéo dài quá sức, có thể gây đến suy tim.
  • Một số biến chứng khác bệnh nhân có thể mắc phải như nhồi máu cơ tim, ngừng tim…

5. Đối tượng dễ bị rối loạn nhịp tim

5. Đối tượng dễ bị rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm, tuy nhiên các nhóm đối tượng sau có khả năng dễ mắc các vấn đề về rối loạn nhịp tim hơn người khác như:

  • Người bị các bệnh lý về tim như cơ tim, suy tim, bệnh lý van tim
  • Người cao huyết áp, động mạch vành
  • Người mắc các bệnh mãn tính khác như: tuyến giáp, tiểu đường, trầm cảm lo âu
  • Người cao tuổi trên 60 tuổi hoặc lạm dụng các chất kích thích

 

6. Các biện pháp phòng tránh rối loạn nhịp tim

6. Các biện pháp phòng tránh rối loạn nhịp tim

Điều quan trọng nhất là khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị rối loạn nhịp tim hoặc tiền sử đã từng mắc các bệnh tim mạch hay rối loạn nhịp tim, cần liên hệ lập tức với bác sĩ khi có các triệu chứng.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh rối loạn nhịp tim:

Thực phẩm tốt cho người bị rối loạn nhịp tim

  • Một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch: Bổ sung các loại trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ, quả, đậu. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt đỏ nên được hạn chế. Ngoài ra nên giảm lượng muối và lượng đường trong khẩu phần ăn.
  • Tập thể dục: Thường xuyên luyện tập thể thao khoảng 45 phút mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích: Tránh hút thuốc và hạn chế ở trong môi trường có nhiều khói thuốc. Duy trì cân nặng trong mức ổn định, tránh giảm hay tăng cân quá mức.
  • Tập thở: 1 số phương pháp luyện tập thở sẽ giúp hơi thở và nhịp tim được ổn định hơn.
  • Khi có các dấu hiệu rối loạn nhịp tim như tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt, đau tức vùng ngực,… người bệnh cần dừng các hoạt động và nghỉ ngơi tại chỗ. Đồng thời liên hệ với bác sĩ để theo dõi và có hướng xử lý kịp thời.

Ngoài ra bệnh nhân cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời các vấn đề.

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân rối loạn tim mạch

 

Tài liệu tham khảo: 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16749-arrhythmia