Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Sa trực tràng- Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng và phương pháp điều trị.

Sa trực tràng là một bệnh lý hay gặp ở các đối tượng trẻ nhỏ 1-3 tuổi trong bệnh lý sa niêm mạc và người già từ 50 tuổi trở lên trong trường hợp sa toàn bộ hoặc sa niêm mạc. Tuy chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ từ 0.2-1% các bệnh lý ngoại khoa và không quá nguy hiểm nhưng lại làm cho người bệnh cảm giác khó chịu, phiền toái và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

1. Sa trực tràng là gì?

1. Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng là bệnh lý mà người bệnh có thành trực tràng bị lộn lại và chui ra ngoài lỗ hậu môn. Sa trực tràng có thể diễn ra trên một phần trực tràng hoặc toàn bộ trực tràng. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có các mức độ tiến triển khác nhau vì thế có các biện pháp điều trị cũng rất khác nhau. 

Sa trực tràng là gì?

2. Phân loại Sa trực tràng

2. Phân loại Sa trực tràng

Sa trực tràng được chia thành 2 loại là sa niêm mạc và sa toàn bộ

2.1. Sa niêm mạc

Trong mỗi lần đi đại tiện, để giúp tống phân ra ngoài một cách dễ dàng hơn thì lớp niêm mạc của ống hậu môn sẽ bị phồng và bị lộn ngược. Sau khi đi đại tiện, do lớp niêm mạc có tính đàn hồi nên nó sẽ co lại. Trong trường hợp bệnh lý, hiện tượng căng giãn kéo dài thường xuyên, lớp niêm mạc lộn quá mức bình thường và dẫn đến không thể quay lại được như bình thường. Ban đầu, có thể chỉ sa phần niêm mạc ống hậu môn, bệnh ngày càng nặng kéo theo cả niêm mạc tuyến của trực tràng.

Sa niêm mạc được chia thành 4 loại:

  • Sa niêm mạc có khả năng tự co lên sau rặn đại tiện
  • Sa sau mạc không có khả năng tự co lên sau rặn đại tiện
  • Sa dễ dàng khi gắng sức nhẹ như đi bộ, hắt hơi, ho, ngồi xổm.
  • Sa liên tục ở ngoài hậu môn.

2.2. Sa toàn bộ

Đây là bệnh lý nghiêm trọng của sa trực tràng được chia ra làm 3 loại sa trực tràng đơn thuần, sa trực tràng và ống hậu môn và trực tràng toàn bộ. 

Sa trực tràng đơn thuần: bóng trực tràng bị đẩy tụt qua ống hậu môn còn ống hậu môn vẫn còn nguyên tại chỗ. Khi bệnh nhân cho ngón tay vào trong lỗ hậu môn thấy có các nếp gấp giữa ống hậu môn và đoạn sa và ngón tay có thể luồn vòng quanh rãnh phân chia này.

Sa trực tràng và cả ống hậu môn: Bóng trực tràng và ống hậu môn đều bị lộn ra ngoài.

Sa trực tràng toàn bộ: Bệnh lý sa trực tràng toàn bộ được chia ra làm 4 mức độ tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh

Mức độ 1: Sa trực tràng chỉ diễn ra khi bệnh nhân gắng sức, khi rặn đại tiện và sau đó trực tràng có khả năng tự động co lại. Độ này không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân.

Mức độ 2: Trực tràng bị sa khi bệnh nhân gắng sức đi vệ sinh sau đó chúng có khả năng co lại nhưng với tốc độ chậm, người bệnh đôi khi phải dùng tay ấn vào trong

Mức độ 3: Trực tràng dễ dàng bị sa khi bệnh nhân chỉ cần gắng sức nhẹ và khả năng tự động co lại như cũ hoàn toàn không có. Một vài vùng niêm mạc tuyến của trực tràng xuất hiện hoại tử và có một vài nơi có sẹo, hậu môn mất khả năng trương lực cơ thắt nhão. Tinh thần bệnh nhân trở lên bị ức chế, niêm mạc có hiện tượng chảy máu, bệnh nhân có thể đại tiện mất tự chủ.

Mức độ 4: Trực tràng sa một cách thường xuyên và liên tục kể cả khi bệnh nhân đứng, đi bộ. Niêm mạc bị hoại tử và tạo thành sẹo, tiểu tiện mất tự chủ. 

3. Một số nguyên nhân gây sa trực tràng

3. Một số nguyên nhân gây sa trực tràng

3.1. Tăng áp lực một cách đột ngột và kéo dài

  • Với trẻ em: thường xuyên bị ỉa chảy, các bé trai bị hẹp bao quy đầu
  • Với người lớn: bà bầu bị táo bón thường xuyên, viêm đại tràng mãn tính, U tuyến tiền liệt và sỏi bàng quang.

3.2. Các cơ giữa hậu môn - trực tràng bị suy yếu

Cơ thắt, cơ nâng vùng hậu môn bị suy yếu

Cân cơ đáy ở vùng chậu tự nhiên bị suy yếu

3.3. Các khuyết tật có liên quan đến yếu tố trong giải phẫu

Khu vực phía sau trực tràng không đầy đủ các phương tiện cố định

Không còn độ cong sinh lý của trực tràng hoặc góc hậu môn - trực tràng bị mất

Đại tràng Sigma có chiều dài quá mức bình thường

Túi cùng Douglas có kích thước sâu và rộng hơn mức bình thường

Hậu môn bị  doãng rộng 

Hệ thống cơ thắt và cơ nâng bị trùng nhão 

4. Triệu chứng nhận biết sa trực tràng

4. Triệu chứng nhận biết sa trực tràng

Bệnh nhân đã có tiền sử sa trực tràng trong quá khứ

Đi ngoài không kiểm soát được, có khi chỉ có tiết dịch nhầy

Đi tiêu có cảm giác buốt mót như đi tiêu không hết phân, cộng với tắc nghẽn đại tiện

Trực tràng chảy máu

Xuất hiện tiêu chảy và thói quen đi tiêu bất thường

Ban đầu, khối sa trực tràng có thể chỉ nhô ra qua kênh hậu môn khi đại tiện, rặn và có khả năng trở lại như cũ ngay sau đó. Ở những lần tiếp theo, người bệnh phải đẩy khối sa về lại vị trí cũ, lâu ngày có thể tiến triển thành sa mạn tính. Sa mạn tính là sa tự phát khiến cho những việc thường ngày như  đi bộ, đứng lâu, ho và hắt hơi trở nên khó khăn vì nó có thể khiến khối sa nhô ra ngoài. Mô của trực tràng sa mạn tính có thể bị các bệnh lý như dày, loét và chảy máu

Triệu chứng của sa trực tràng.

5. Cách điều trị bệnh sa trực tràng

5. Cách điều trị bệnh sa trực tràng

Hiện nay có các phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng sau đây:

5.1. Phương pháp điều trị bằng thuốc

Nếu bệnh lý sa trực tràng còn đang ở nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc có tác dụng làm mềm phân và bổ sung chất xơ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các thuốc điều trị sa trực tràng giúp người bệnh nhân đi đại tiện một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc chỉ là phương án tạm thời, không điều trị dứt điểm sa trực tràng nên các bác sĩ khuyên người bệnh nên phẫu thuật sa trực tràng càng sớm càng tốt.

5.2. Phương pháp điều trị vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ trước và sau mổ trong bệnh lý

sa trực tràng. Vật lý trị liệu nhằm làm các cơ hậu môn co lại và săn chắc, cơ sàn chậu và phục hồi các cung phản xạ đại tiện. Bệnh nhân sẽ được kích điện trong lòng hậu môn kết hợp với tập phản hồi sinh học, Kegel.

5.3. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật

Đây là phương pháp phổ biến nhất để đưa trực tràng trở về vị trí cũ. Bác sĩ sẽ xem xét sức khỏe tổng thể, tuổi tác và mức độ nghiêm trọng của tình trạng sa trực tràng trên từng bệnh nhân để chỉ định chính xác làm loại phẫu thuật phù hợp. Hai loại phẫu thuật hay gặp nhất thường được áp dụng cho người bệnh sa trực tràng là:

  • Phẫu thuật trên bụng: Tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp mổ truyền thống hoặc mổ nội soi treo trực tràng sa vào xương thiêng
  • Phẫu thuật ở tầng sinh môn: Phẫu thuật Altemeier: cắt bỏ phần  trực tràng qua ngõ hậu môn – nối trực tràng và ống hậu môn. Phẫu thuật tầng sinh môn tác động đến lớp niêm mạc bên trong của trực tràng hoặc tác động vào phần trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn nhằm đưa chúng trở lại trạng thái bình thường.
  • Phẫu thuật Thiersch: Khâu và đăt quanh vòng ống hậu môn bởi một sợi silicon giúp làm săn chắc lại cơ vòng – thường được sử dụng trong sa trực tràng do nhão cơ vòng.
  • Chích tế bào gốc vào cơ vòng nhão là sự phát triển của y học, phương pháp này nhằm hồi phục lại cơ vòng nhão đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây sa trực tràng. Tế bào gốc sẽ được lấy ra từ tế bào trung mô của tủy xương hay còn gọi là tế bào cuống rốn khi tiêm vào cơ vòng sẽ biệt biến thành tế bào cơ vân của cơ thắt hậu môn.