Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
1. Nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang?
1. Nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang?
Nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang chủ yếu đến từ quá trình hạn chế lưu thông nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo. Vì nhiều lý do nước tiểu bị ứ đọng lại ở bàng quang khiến hình thành sỏi, hoặc không đào thải được những viên sỏi nhỏ hình thành từ tiết niệu trên rơi xuống bàng quang để đào thải ra ngoài.
Nguyên nhân thường là:
- Tăng sinh tuyến tiền liệt ở nam giới
- Bất thường cấu trúc của niệu đạo do thoát vị bàng quang, sa sàn chậu ở nữ giới
- Ngoài ra còn do hẹp niệu đạo, co thắt cổ bàng quang, túi thừa bàng quang không hoàn toàn.
Bên cạnh đó tiền sử mắc nhiễm khuẩn thận tiết niệu cũng là yếu tố nguy cơ hình thành sỏi ở bàng quang.
2. Sỏi bàng quang có bao nhiêu loại?
2. Sỏi bàng quang có bao nhiêu loại?
Người ta chia sỏi bàng quang ra thành 2 nhóm chính là sỏi bàng quang nguyên phát và sỏi bàng quang thứ phát.
- Sỏi bàng quang nguyên phát hay còn được gọi là sỏi địa phương. Sỏi thường gặp ở lứa tuổi trẻ nhỏ, nguyên nhân gây sỏi không bắt nguồn từ sai lệch cấu trúc sinh lý của hệ thống thận - tiết niệu hay nhiễm khuẩn. Sỏi bàng quang nguyên phát thường do thói quen sinh hoạt hay các đặc điểm khu vực, kinh tế xã hội của người dân.
- Sỏi thứ phát: Trái ngược với sỏi nguyên phát, sỏi thứ phát thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh gặp nhiều ở nam giới hơn phụ nữ, sỏi thường kèm theo các bệnh lý tắc nghẽn đường tiết niệu. Sỏi có thể được hinh thanh ngay tại bàng quang hoặc do sỏi từ đường tiết niệu trên theo nước tiểu rơi xuống bàng quang.
3. Triệu chứng của bệnh nhân mắc sỏi bàng quang.
3. Triệu chứng của bệnh nhân mắc sỏi bàng quang.
Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang có triệu chứng rất phong phú. Triệu chứng bệnh phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, hình dạng và kích thước sỏi.
- Khi mắc sỏi bàng quang bệnh nhân thường có cảm giác đau khi đi tiểu. Đau có thể bắt đầu từ bàng quang sau đó lan ra nhiều khu vực khác như bao quy đầu, tinh hoàn, dương vật. Cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Đặc điểm đau ở bệnh nhân sỏi bàng quang là đau tăng lên khi đi vệ sinh sau đó giảm dần khi bệnh nhân nằm im không cử động.
- Nhiều bệnh nhân cho biết họ thường đi tiểu không hết bãi, tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần, tia tiểu yếu. Nguyên nhân là do sỏi chặn dòng nước tiểu xuống niệu đạo khiến việc đi vệ sinh của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.
- Tiểu không kiểm soát.
- Nhiều trường hợp viên sỏi có kích thước lớn, hình dạng xù xì khiến tổn thương bề mặt bàng quang nên khi đi vệ sinh bệnh nhân có thể thấy máu kèm theo nước tiểu.
4. Biến chứng của sỏi bàng quang?
4. Biến chứng của sỏi bàng quang?
Sỏi bàng quang nếu không đc đào thải sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Điển hình như:
- Sỏi làm tổn thương niêm mạc bàng quang lâu ngày gây viêm kéo dài có thể dẫn tới ung thư bàng quang.
- Thu hẹp kích thước bàng quang do bị xơ hóa.
- Sỏi bàng quang có thể dẫn đến suy thận do hạn chế lưu thông nước tiểu. Khiến nước tiểu ứ đọng gây độc cho thận.
- Viêm bàng quang, viêm bể thận từ đó làm nhiễm trùng nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
5. Phương pháp điều trị sỏi bàng quang.
5. Phương pháp điều trị sỏi bàng quang.
- Có 3 mục tiêu trong điều trị sỏi bàng quáng đó là:
- Loại bỏ sỏi là mục tiêu đầu tiên mà bác sĩ hướng đến. Khi sỏi bị loại bỏ sẽ giúp cho bệnh nhân thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Việc tiểu tiện sẽ tự chủ, không cần phải đi tiểu nhiều lần trong ngày như trước nữa..
- Mục tiêu thứ 2 là điều trị biến chứng của bệnh. Sỏi bàng quang nếu để lâu ngày không bị loại bỏ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như ứ đọng nước tiểu dẫn đến ngộ độc amoniac có thể gây tử vong cho người bệnh.
- Mục tiêu thứ 3 là điều trị nguyên nhân gây sỏi. Nếu không điều trị được nguyên nhân, sỏi sẽ lại tiếp tục hình thành bệnh nhân sẽ quay lại vòng lặp như trước khi điều trị sỏi bàng quang.
Trong quá trình thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng các nhân viên y tế sẽ xác định số lượng, hình dạng, kích thước của sỏi để có phương pháp điều trị hopwj lý. Hiện nay sỏi bàng quang được điều trị bằng 2 phương pháp chính là :
- Điều trị nội khoa: Các bác sĩ dùng thuốc để làm giảm kích thước của viên sỏi. Sau đó viên sỏi sẽ theo nước tiểu thoát ra ngoài. Ưu điểm của phương pháp này là ít tốn kém hơn và không cần dùng các biện pháp xâm lấn vào hệ thống thận - tiết niệu. Tuy nhiên phương pháp này lại tốn nhiều thời gian và đôi khi không đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Điều trị ngoại khoa. Phương pháp này được áp dụng với những viên sỏi có kích thước không quá 5cm. Với phương pháp điều trị ngoại khoa các bác sĩ sẽ lấy trực tiếp viên sỏi ra ngoài. Biện pháp này có ưu điểm nhanh, đạt hiệu quả điều trị tối đa. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm như chi phí cao, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu
Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi bàng quang mà không gây tổn hại nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân nên đến các cơ sở uy tín để khám chữa bệnh một cách kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.