Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Sỏi mật: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh.

Sỏi mật hay sỏi túi mật, là một trong những bệnh lý hay gặp ở đường tiêu hóa. Khoảng 80% người mắc bệnh sỏi mật là nữ giới trên 40 tuổi. Bệnh diễn biến thầm lặng, chỉ phát hiện ra khi kích thước sỏi đã quá to. Bệnh gây những biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh khó chịu, thậm chí gây ung thư nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1. Bệnh sỏi mật là gì?

1. Bệnh sỏi mật là gì?

Sỏi mật là sự kết tinh của các thành phần dịch mật, tạo thành các viên sỏi trong túi mật, xảy ra khi chức năng gan suy giảm hoặc sự bài tiết của mật bị ứ trệ. Khoảng 80% người mắc bệnh sỏi mật là do nồng độ Cholesterol trong dịch mật tăng cao quá mức, 20% còn lại do nồng độ sắc tố mật cao bất thường.

Bệnh sỏi mật là gì?

2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi mật

2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống không khoa học: ăn nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, uống ít nước,... gây thừa cân, béo phì. Ngoài ra nhịn ăn để giảm cân nhanh cũng gây sỏi mật.
  • Mắc bệnh nội tiết như tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong túi mật.
  • Sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều gây rối loạn nội tiết.
  • Các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan,...
  • Do di truyền, thiếu máu tan huyết cũng làm tăng nồng độ cholesterol trong túi mật.

Các yếu tố gây sỏi mật.

3. Biểu hiện khi mắc bệnh sỏi mật

3. Biểu hiện khi mắc bệnh sỏi mật

Bệnh thường ít biểu hiện, chỉ phát hiện ra khi người bệnh đi thăm khám. Triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng. Tùy thuộc vào vị trí sỏi mật gây tắc, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau khác nhau:

  • Sỏi mật kẹt trong túi mật: đau chủ yếu vùng hạ sườn phải và đau kéo dà
  • Sỏi mật làm tắc ống mật chủ: đau dữ dội và lan sang nhiều vị trí như vùng lưng, vai, vùng thượng vị

Thông thường, người bệnh dễ nhầm lẫn với đau dạ dày. Cơn đau xuất hiện liên tục trong 30 phút hoặc hơn, đặc biệt sau khi ăn xong đồ dầu mỡ do dịch mật không thể vận chuyển xuống hệ tiêu hóa và thực hiện hấp thụ chất béo.

Người bệnh còn có thể sốt cao, suy nhược, ăn uống không ngon miệng kèm rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn,...Vàng mắt, vàng da, ngứa da cũng thường gặp ở bệnh nhân bị sỏi mật.

4. Các biến chứng mà bệnh sỏi mật gây ra

4. Các biến chứng mà bệnh sỏi mật gây ra

Người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh sỏi mật như:

  • Viêm túi mật: vàng mắt vàng da, sốt, đau hạ sườn phải, buồn nôn,...
  • Tắc nghẽn ống mật: đau quặn từng cơn sau đó đau liên tục, đau chủ yếu vùng thượng vị,...
  • Ung thư túi mật: đạu hạ sườn phải rồi lan ra xung quanh, sút cân, rối loạn tiêu hóa,...
  • Chảy máu đường mật

5. Giải pháp điều trị khi mắc bệnh sỏi mật

5. Giải pháp điều trị khi mắc bệnh sỏi mật

Sỏi mật

5.1. Điều trị bằng thuốc

Hiện nay chưa thuốc điều trị chung tất cả các loại sỏi mật. Với sỏi mật có kích thước nhỏ, chức năng mật chưa bị ảnh hưởng quá nhiều, bác sĩ có thể kê thuốc làm tan sỏi mật. Các thuốc này có bản chất gần giống axit mật với mục đích hòa tan các sỏi cholesterol.

Phương pháp này yêu cầu thời gian dùng thuốc kéo dài, có thể kéo dài tới 2 năm. Khả năng năng hình thành lại sỏi mật cao nếu ngừng điều trị. Chế độ ăn uống của người bệnh cũng cần điều chỉnh trong thời gian dùng thuốc để cho hiệu quả điều trị cao hơn.

5.2. Điều trị bằng phẫu thuật

Cần phẫu thuật cắt túi mật khi phương pháp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả hoặc khi kích thích sỏi mật quá lớn ( trên 2cm), bệnh nhân xuất hiện các biến chứng nhiễm khuẩn đường mật, chức năng túi mật suy yếu. 

Ngày nay bác sĩ ưu tiên phẫu thuật cắt túi mật bằng phương pháp nội soi. Phương pháp này ít xâm lấn, người bệnh nhanh hồi phục hơn và vẫn có thể ăn uống bình thường sau khi phẫu thuật.

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh sỏi mật

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật có thể phòng ngừa bằng cách biện pháp sau:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin C và vitamin nhóm B, thực phẩm giàu chất đạm
  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. 
  • Hạn chế ăn uống thức ăn như: cafe, rượu bia, mỡ nội tạng động vật,...
  • Thay đổi chế độ vận động: tập thể dục thường xuyên.
  • Không nhịn ăn giảm cân
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai