Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Bệnh sỏi ống mật chủ được coi là bệnh lý gan mật khá phổ biến hiện nay, gây ra bởi sự có mặt của sỏi trong ống mật chủ hay còn gọi là đường mật chính ngoài gan.

1. Định nghĩa sỏi ống mật chủ

1. Định nghĩa sỏi ống mật chủ

Về giải phẫu, đường mật được chia làm 2 phần: đường mật trong gan và đường mật ngoài gan. Mật sau khi được tạo thành ở trong gan sẽ đổ vào các tiểu quản mật (giống như cái cây), sau đó đổ về các ống ra tiểu thùy và lần lượt chuyển đến các ống mật lớn hơn, ống gan phải, ống gan trái. Ống gan phải và ống gan trái nối với nhau tạo thành ống gan chung. Từ đó, ống gan chung kết hợp với ống cổ túi mật, sau đó tạo thành ống mật chủ (đường dẫn xuống tá tràng). Ống mật chủ có chức năng dẫn mật từ trên gan vào tá tràng và hệ thống tiêu hóa, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Mật có tác dụng tiêu hóa các chất béo, vitamin tan trong dầu

Vì vậy, sỏi ống mật chủ được nhận biết bởi các viên sỏi có trong đường ống dẫn mật từ gan và ống túi mật xuống tá tràng.

Sỏi ống mật chủ là gì?

2. Nguyên nhân của sỏi ống mật chủ

2. Nguyên nhân của sỏi ống mật chủ

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh sỏi ống mật chủ là:

  • Người bệnh mắc sỏi túi mật: theo thống kê có tới 15% người mắc sỏi túi mật sẽ có nguy cơ hình thành sỏi ống mật do có sỏi từ túi mật di chuyển xuống.
  • Sỏi ống mật chủ do nhiễm khuẩn: vi khuẩn và kí sinh trùng (giun, trứng và xác giun) tại ống mật phát triển gây tổn thương thành đường mật làm cho các tế bào bị viêm loét bong vào dịch mật, làm kết tủa một số thành phần của dịch mật (sắc tố mật, muối mật) dẫn đến hình thành sỏi trong ống mật. 

Các yếu tố nguy cơ gây sỏi ống mật chủ

  • Tiền sử gia đình: có thể mắc sỏi mật do di truyền
  • Người cao tuổi
  • Người thừa cân, béo phì
  • Chế độ ăn: người ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, ăn ít chất xơ hay ăn chay kéo dài.
  • Phụ nữ mang thai
  • Người ít hoạt động thể chất.

3. Triệu chứng của sỏi ống mật chủ

3. Triệu chứng của sỏi ống mật chủ

Dưới đây là triệu chứng nổi bật của sỏi ống mật chủ:

  • Đau bụng vùng hạ sườn phải, đau có thể lan lên ngực và ra sau lưng: cơn đau kéo dài, thường 1-2 giờ gây ra do việc di chuyển của sỏi hay do tăng co bóp ống mật, tăng nhu động túi mật và tăng áp lực đường mật.
  • Sốt: sốt là triệu chứng thường xuất hiện sau khi có cơn đau quặn hoặc 2-3 giờ sau khi có cơn đau. Người bệnh bị sốt có thể do nguyên nhân nhiễm trùng, vi khuẩn phát triển khi dịch mật bị ứ trệ.
  • Vàng da: da, niêm mạc vàng là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân sỏi mật nói chung và sỏi ống mật chủ nói riêng do dịch mật bị tắc nghẽn dẫn đến ứ đọng ở gan, bilirubin trong dịch mật vào máu gây vàng da, vàng niêm mạc mắt.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác cũng có thể gặp ở người bệnh sỏi ống mật chủ như: nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, nôn, buồn nôn, chán ăn, người gầy, mệt mỏi.

Biến chứng của sỏi ống mật chủ thường gặp phải đó là:

  • Viêm đường mật
  • Viêm túi mật cấp
  • Chảy máu đường mật
  • Viêm mủ đường mật, áp xe đường mật, áp xe gan
  • Viêm phúc mạc mật
  •  Sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết đường mật

4. Chẩn đoán sỏi ống mật chủ

4. Chẩn đoán sỏi ống mật chủ

Bệnh sỏi ống mật chủ được chẩn đoán bằng các phương pháp hình ảnh và xét nghiệm máu

  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm bụng, nội soi, CT scan bụng, siêu âm nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), cộng hưởng từ mật tụy (MRCP), chụp đường mật xuyên gan qua da (PTC).
  • Các xét nghiệm về gan: Bilirubin, công thức máu (CBC), xét nghiệm chức năng gan, men tụy để đánh giá tình trạng nhiễm trùng, chức năng gan - tụy

5. Điều trị sỏi ống mật chủ

5. Điều trị sỏi ống mật chủ

Điều trị sỏi ống mật chủ.

Biện pháp điều trị nội khoa dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: bồi hoàn nước và điện giải đường tĩnh mạch, kháng sinh diệt vi trùng, các loại thuốc giảm đau, vitamin K, huyết tương đông lạnh nếu có rối loạn đông máu.

Biện pháp điều trị ngoại khoa:

Nguyên tắc điều trị sỏi đường mật nói chung và sỏi ống mật chủ cụ thể là lấy hết sỏi và bảo đảm lưu thông đường mật, giảm tắc nghẽn:

  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).
  • Dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da.
  • Phẫu thuật mở OMC lấy sỏi kinh điển.
  • Một số phương pháp dẫn lưu đường mật khác: Tạo hình cơ vòng Oddi, nối OMC – tá tràng.

Đối với người bệnh mắc sỏi ống mật chủ, cần phải lưu ý tuân thủ chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt:

  • Chế độ ăn: nhiều rau củ quả, chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế ăn mỡ động vật..
  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống, tẩy giun định kì.

Để phòng ngừa sỏi ống mật chủ, chúng ta nên duy trì lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao vừa phải và thay đổi chế độ ăn uống (nhiều chất xơ và hạn chế chất béo bão hòa) để ngăn ngừa và làm giảm khả năng hình thành sỏi túi mật từ đó có thể làm giảm nguy cơ sỏi ống mật.