Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Sốt rét: Nguyên nhân, đường lây nhiễm, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh.

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, Ở Việt Nam bệnh lưu hành chủ yếu ở khu vực Miền trung- Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực tuy nhiên nếu không được điều trị thì tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân mắc sốt rét có thể lớn hơn 20%. Cùng Upharma tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết để bảo vệ cả gia đình bạn khỏi sốt rét.

1. Nguyên nhân gây bệnh sốt rét?

1. Nguyên nhân gây bệnh sốt rét?

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng có họ Plasmodium, trong đó có 5 nhóm gây bệnh bao gồm: Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi

Một bệnh nhân đã từng mắc sốt rét vẫn có nguy cơ mắc lại sốt rét vì kháng thể kháng ký sinh trùng sốt rét không bền vững không có tác dụng phòng bệnh cả đời. Vì vậy mọi người nên chủ động những biện pháp phòng tránh đường lây nhiễm của bệnh để hạn chế cao nhất khả năng mắc bệnh.

Sốt rét là gì?

2. Đường lây truyền của bệnh sốt rét.

2. Đường lây truyền của bệnh sốt rét.

Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu, có 4 con đường lây nhiễm bệnh bao gồm:

  • Lây truyền qua muỗi Anopheles. Đây là con đường lấy bệnh chính. Những khu vực rậm rạp, rừng núi, khu vực đông dân cư chính là nơi rất dễ xuất hiện dịch sốt rét.
  • Lây truyền từ mẹ qua con. Những bà mẹ đang trong quá trình mang thai nhiễm bệnh cũng có nguy cơ lây bệnh cho con.
  • Lây truyền qua truyền máu, ghép tạng. Bệnh nhân hiến tạng như gan, máu chứa ký sinh trùng sốt rét khi ghép cho người lành sẽ khiến người được ghép tạng mắc bệnh.
  • Lây truyền qua đường tiêm chích, dùng chung bơm kim tiêm.

3. Cơ chế gây bệnh của bệnh sốt rét

3. Cơ chế gây bệnh của bệnh sốt rét

Muỗi Anopheles mang mầm bệnh sốt rét tấn công con người, khiến người lành bị phơi nhiễm với ký sinh trùng sốt rét. Sau đó ký sinh trùng sốt rét sẽ xâm nhập vào gan để nhân lên. Khi nhân lên đủ số lượng ký sinh trong sẽ phá vỡ màng tế bào gan để chui ra ngoài. Chúng phá hủy hàng loạt tế bào gan gây tổn thương gan nghiêm trọng, trong đa số các trường hợp mắc sốt rét có kết quả cận lâm sàng là tổn thương gan. Khi thoát được ra khỏi tế bào gan chúng đi vào mạch máu và chui vào các tế bào hồng cầu làm vỡ hồng cầu hoặc giảm khả năng vận chuyển oxy cũng như chất dinh dưỡng của hồng cầu.

Cơ chế gây bệnh sốt rét.

4. Triệu chứng của bệnh sốt rét.

4. Triệu chứng của bệnh sốt rét.

Bệnh sốt rét ở mỗi bệnh nhân lại có những diễn biến khác nhau, vì vậy để có thể khẳng định bệnh nhân có mắc sốt rét hay không bệnh nhân cần đến khám ở cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.

Một số triệu chứng điển hình ở bệnh nhân mắc sốt rét như:

  • Điển hình nhất của bệnh sốt rét là sốt. Những ngày đầu bệnh nhân có thể sốt cao gây mệt mỏi cho bệnh nhân. Cơn sốt trong sốt rét rất điển hình, đầu cơn sẽ là cảm giác ớn lạnh rối đến rét run, tiếp theo bệnh nhân sẽ lên cơn sốt cao sau đó là vã mồ hôi. 
  • Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có lách to, gan sưng.
  • Người bệnh mệt mỏi, hơi thở yếu, chán ăn, mất ngủ, sụt cân,...

5. Các biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét.

5. Các biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét.

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh sốt rét, biện pháp phòng bệnh triệt để nhất vẫn là không để muỗi đốt ví dụ như:

  • Ngủ màn cả khi ngủ ban ngày.
  • Dùng các hóa chất chống muỗi để vệ sinh khu vực sống, không để ao tù nước đọng, phát quang các bụi rậm xung quanh nhà.
  • Diệt muỗi theo định kỳ cũng là một biện pháp làm hạn chế muỗi xuất hiện ở khu vực sinh sống.

Ngoài ra nếu bạn đi du lịch hoặc công tác ở các khu vực đang có dịch hãy thận trọng. Những người có yếu tố dịch tễ hãy lắng nghe, quan sát cơ thể của mình để có những biện pháp cách ly, điều trị phụ hợp khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh sốt rét.

6. Chế độ sinh hoạt dành cho bệnh nhân mắc bệnh sốt rét.

6. Chế độ sinh hoạt dành cho bệnh nhân mắc bệnh sốt rét.

Bệnh nhân sốt rét thường rất mệt mỏi do sốt cao kéo dài. Bệnh nhân mất nước nghiêm trọng nên cần phải được bổ sung nước cũng như các chất điện giải.Một số thực phẩm có thể sử dụng cho bệnh nhân sốt rét như: nước ép hoa quả, nước dừa, sữa,...

Ngoài bổ sung nước, điện giải chất dinh dưỡng cũng cần đặc biệt quan tâm. Bệnh nhân nên được bổ sung thêm đạm để có thể tăng cường sức đề kháng chống lại ký sinh trùng. Một số thực phẩm giàu đạm như: thịt bò, các loại nấm, đậu, hạt,...Tuy nhiên không phải đạm ở thực phẩm nào cũng dễ hấp thu, vì vậy khi chế biến cho bệnh nhân mắc bệnh nên lựa chọn loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ở dạng mềm để dễ hấp thu.