Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Suy cận giáp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị

Suy tuyến cận giáp là bệnh lý liên quan đến tình trạng thiếu hụt hormone tuyến cận giáp (PTH). Đây là hormone có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và cân bằng canxi máu. Thiếu hụt hormone tuyến cận giáp (PTH) thường có biển hiện hạ canxi, tăng nồng độ phospho và giảm vitamin D trong máu.

1. Tổng quan bệnh suy cận giáp

1. Tổng quan bệnh suy cận giáp

Suy tuyến cận giáp là bệnh lý liên quan đến tình trạng thiếu hụt hormone tuyến cận giáp (PTH). Đây là hormone có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và cân bằng canxi máu. Thiếu hụt hormone tuyến cận giáp (PTH) thường có biển hiện hạ canxi, tăng nồng độ phospho và giảm vitamin D trong máu.

2. Nguyên nhân gây suy cận giáp

2. Nguyên nhân gây suy cận giáp

Trước tiên  chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân của suy cận giáp

Về mặt giải phẫu, cơ thể người có tất cả 4 tuyến cận giáp, nằm ngay phía sau của tuyến giáp (2 tuyến ở cực trên và 2 tuyến ở cực dưới), kích thước mỗi tuyến cận giáp là 6x3x2 mm, nhìn bề ngoài giống như một hạt mỡ nên có thể bị cắt nhầm trong phẫu thuật vùng cổ, nhất là phẫu thuật tuyến giáp và phẫu thuật cũng chính là nguyên nhân thường gặp nhất của suy cận giáp.

Vị trí tuyến cận giáp.

Tuy nhiên tuyến cận giáp có khả năng bù trừ rất tốt, cho nên nếu:

  • Cắt nhầm 2/4 tuyến thì thường không gây ảnh hưởng gì
  • Nếu cắt ¾ tuyến thì có thể gây suy cận giáp tạm thời do chưa thích nghi kịp
  • Trường hợp cắt 4/4 tuyến thì sẽ gây suy cận giáp vĩnh viễn

Một số nguyên nhân gây suy cận giáp khác:

  • Suy cận giáp vô căn
  • Suy cận giáp có tính gia đình
  • Hội chứng đa tuyến tự miễn tuýp 1 (APS -1), trong hội chứng này, suy cận giáp thường đi kèm suy thượng thận nguyên phát và nhiễm nấm candida niêm mạc

3. Triệu chứng lâm sàng suy cận giáp

3. Triệu chứng lâm sàng suy cận giáp

Như đã nêu trên, hormone tuyến cận giáp (PTH) có tác dụng điều hòa nồng đọ Ca ở dịch ngoại bào. Hormone PTH thực hiện nhiệm vụ này thông qua việc tác động đến ba cơ quan chính đó là ruột, xương và thận.

  • Trong trường hợp PTH tăng, làm tăng hấp thu Ca từ ruột vào máu, tăng giải phóng Ca từ xương vào máu và giảm thải Ca qua thận, hậu quả cuối cùng là làm tăng Ca máu.
  • Trong trường hợp PTH giảm, làm giảm hấp thu Ca từ ruột vào máu, giảm giải phóng Ca từ xương vào máu và tăng thải Ca qua thận, cuối cùng là làm giảm Ca máu.

Từ đó chúng ta biết được, PTH tăng thì Ca máu tăng, và PTH giảm thì Ca máu giảm. Do vậy, triệu chứng lâm sàng của suy cận giáp chính là triệu chứng lâm sàng của tình trạng hạ Ca máu.

Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của suy cận giáp là cơn Tetany, tình trạng co cứng cơ tự phát và gây đau

  • Triệu chứng khởi đầu là tê các ngón tay và tê quanh miệng
  • Dấu hiệu lâm sàng nổi bật nhất là bàn tay đỡ đẻ, với các đặc điểm là gập cổ tay, khép ngón cái, gập khớp bàn ngón và duỗi các khớp liên đốt

Triệu chứng của suy cận giáp.

  • Một số trường hợp xảy ra tình trạng co thắt thanh quản, tử vong do ngạt thở
  • Tuy nhiên, con Tetany có thể gặp trong hạ Mg máu hoặc kiềm chuyển hóa

Với những trường hợp hạ Ca máu ở mức độ nhẹ hơn, thì người bệnh có thể có Tetany tiềm tàng, xuất hiện khi khám dấu Chvostek và dấu Trousseau.

  • Đối với dấu Chvostek: khi gõ vào vị trí của thần kinh mặt ở khoảng 2cm trước dái tai, ngay dưới xương gò má thì sẽ gây co cơ mặt dẫn tới giật góc miệng hoặc giật ½ mặt. Tuy nhiên, độ đặc hiệu thấp và có tới 25% người bình thường có dấu Chvostek nhẹ.
  • Đối với khám dấu Trousseau: bơm huyết áp lên mức 20mmHg, cao hơn huyết áp tâm thu và giữ 3 phút. Nếu người bệnh hạ Ca máu thì sẽ xuất hiện bàn tay đỡ đẻ. Dấu Trousseau đặc hiệu hơn dấu Chvostek và chỉ có 1-4% người bình thường có dấu Trousseau

4. Cận lâm sàng của suy cận giáp

4. Cận lâm sàng của suy cận giáp

Để xác định nguyên nhân gây hạ Ca máu thì cận lâm sàng có vai trò rất quan trọng. Các kết quả xét nghiệm cần thiết bao gồm:

  • PTH máu giảm, Ca máu giảm, phospho máu tăng.
  • Mg máu bình thường (để phân biệt với hạ Ca máu do hạ Mg máu).
  • Calcidiol bình thường.
  • Calcitriol thấp (do suy cận giáp làm giảm quá trình chuyển hóa từ Calcidiol thành Calcitriol tại thận.
  • Creatinin máu (giúp phân biệt các trường hợp hạ Ca máu do bệnh thận mạn).

5. Biện pháp điều trị suy cận giáp

5. Biện pháp điều trị suy cận giáp

Biện pháp điều trị suy cận giáp

Hạ Ca máu cấp tính – biểu hiện lâm sàng là cơn Tetany

  • Chỉ định tiêm Ca đường tĩnh mạch đến khi thuyên giảm với liều 100mg Ca nguyên tố trong 10-20 phút. Biệt dược hay dùng là Growpone 10% 10ml/ ống với 1g Calci gluconat – 93mg Calci nguyên tố, pha 1 ống trong chai NaCl 100ml (truyền tĩnh mạch) và cho chảy tự do. Nếu triệu chứng thuyên giảm, sẽ chuyển sang bù Ca đường uống. Ngược lại, nếu không thuyên giảm, tiếp tục bổ sung Ca tĩnh mạch với liều 100mg Ca nguyên tố/ giờ trong vòng vài giờ và theo dõi Ca máu.
  • Đối với bổ sung Ca đường uống: liều 1-3g Ca nguyên tố mỗi ngày. Trên thị trường, calci carbonat là loại rẻ nhất. Do cần môi trường acid để hấp thu tốt nhất, nên được uống sau ăn và uống chung với các loại nước có tính acid như nước cam, chanh. Ngoài ta calci carbonat còn có tính năng đệm acid nên mỗi lần chỉ nên uống tối đa 1g

Trên thị trường có rất nhiều chế phẩm bổ sung Ca dưới dạng muối chứa Ca nhưng lưu ý chúng ta nên quan tâm đến hàm lượng Ca nguyên tố trong đó.

  • Bên  cạnh việc bổ sung Ca thì người bệnh cần phải bổ sung vitamin D vì vitamin D có vai trò giúp tăng hấp thu Ca ở ruột, nếu như không có vitamin D thì dù có bổ sung Ca đường uống bao nhiêu cũng không có hiệu quả. Và trong suy cận giáp thì chúng ta nên bổ sung Calcitriol (1,25 -dihydroxyvitamin D). Biệt dược hay dùng là Rocaltrol với liều 0.25-1µg mỗi ngày.