Suy tuyến yên: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị.
1. Suy tuyến yên là gì?
1. Suy tuyến yên là gì?
Tuyến yên là một tuyến nhỏ hình hạt đậu ở đáy não phía sau mũi và giữa hai tai, tiết ra các hormone ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể. Tuyến yên ảnh hưởng đến sự cân bằng nước- điện giải, trao đổi chất, điều chỉnh huyết áp, các chức năng sinh dục của hầu hết các tuyến khác trong cơ thể như tuyến giáp, tuyến thượng thận, sinh dục…
Suy tuyến yên là tình trạng một hay nhiều hormon tuyến yên không được sản xuất đầy đủ do suy giảm hoạt động của tuyến yên khiến cho tuyến đích do tuyến yên chi phối bị ảnh hưởng chức năng. Các ảnh hưởng này có thể diễn biến từ từ hoặc đột ngột, tùy tình trạng bệnh lý cụ thể. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị kịp thời
2. Nguyên nhân của bệnh suy tuyến yên
2. Nguyên nhân của bệnh suy tuyến yên
- Do người bệnh bị nhiễm các ổ nhiễm khuẩn sinh mủ gây giang mai, lao, nấm, viêm não, màng não.
- Bệnh nhân bị tắc xoang sàng, viêm động mạch thái dương, phình động mạch cảnh, chấn thương sọ não gây xuất huyết não.
- Hoại tử tuyến yên sau sinh: dẫn đến rối loạn tuần hoàn và xuất huyết nhiều, nhiễm trùng huyết khi chuyển dạ hoặc nạo thai, tắc mạch máu tuyến yên do co thắt động mạch, hoại tử thùy trước tuyến yên;
- Nhồi máu tuyến yên ở bệnh nhân đái tháo đường có thoái hóa mạch máu.
3. Hậu quả và triệu chứng của bệnh suy tuyến yên
3. Hậu quả và triệu chứng của bệnh suy tuyến yên
Và khi chức năng của tuyến yên bị suy giảm, quá trình sản xuất hormone của tuyến yên sẽ không còn bình thường. Đặc biệt, hormone tuyến yên có tác dụng kích thích hoạt động của các tuyến khác trong cơ thể, gây hậu quả nghiêm trọng như:
- Thiếu hụt tuyến sinh dục: bao gồm LH và FSH, có tác dụng kích thích tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới, ảnh hưởng đến sinh sản.
- Thiếu hormone kích thích tuyến giáp (TSH) gây suy giáp.
- Thiếu hụt nội tiết tố vỏ thượng thận (corticotropin, ACTH...).
- Thiếu hormone tăng trưởng (GH): Tình trạng này gây chậm phát triển khi nó xảy ra trước tuổi dậy thì. Người lớn cũng bị ảnh hưởng.
Rối loạn chức năng tuyến yên thường tiến triển dần dần và nặng dần nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh có các triệu chứng không đặc hiệu, khó nhận biết như mệt mỏi, ớn lạnh, yếu cơ, chán ăn, sụt cân, đau bụng, tụt huyết áp, nhức đầu, mờ mắt.
Cụ thể hơn, phụ nữ bị suy giảm chức năng tuyến yên thường có dấu hiệu mãn kinh sớm, bốc hỏa, khô âm đạo, giao hợp đau. Ở nam giới, rối loạn chức năng tình dục và rụng tóc xảy ra ở cả hai giới.
Bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến yên thường bị thiếu hụt hormone kích thích tuyến giáp với các triệu chứng kém chịu lạnh, mệt mỏi, béo phì, táo bón, da xanh xao, khô và dày. Thiếu hormone kích thích vỏ thượng thận, nếu có thì người bệnh sẽ thấy
Nữ mệt mỏi, yếu cơ, sút cân, tụt huyết áp, buồn nôn, da xanh, rụng tóc. Trẻ thiếu hormone tăng trưởng thường thấp còi, béo phì, da nhăn nheo. Bệnh nhân có thể nhận thấy các dấu hiệu khác như khô da, xanh xao, da sần sùi và xuất hiện các nếp nhăn không liên quan đến biểu hiện cảm xúc.
4. Những yếu tố nguy cơ suy tuyến yên bao gồm:
4. Những yếu tố nguy cơ suy tuyến yên bao gồm:
- Tiền sử mất máu khi sinh hoặc sau sinh
- Tiền sử chấn thương nền sọ
- Xạ trị dưới đồi tuyến yên
- Sau khi phẫu thuật u tuyến yên: bóc u tuyến yên,
- Các khối u chèn ép vùng dưới đồi, trong đó có u tuyến yên
- Hệ thần kinh trung thương bị nhiễm trùng: nhiễm trùng não, màng não, úng não
- Tuyến yên bị xuất huyết, chấn thương
- Đột quỵ não
5. Phòng ngừa bệnh Suy tuyến yên
Các đối tượng nguy cơ trong phần yếu tố nguy cơ cần được theo dõi chặt chẽ để có thể phát hiện và điều trị sớm các rối loạn chức năng tuyến yên.
Bệnh nhân đã bị mắc bệnh có thể phòng ngừa các biến chứng xấu bằng các biện pháp sau:
- Ba đúng: đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ
- Khám lại đúng hẹn và thực hiện xét nghiệm phù hợp
- Nếu bệnh nhân có các triệu chứng bất thường nào như sốt, hoa mắt, buồn nôn, mệt mỏi nên đi khám ngay để có thể hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh
6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh suy tuyến yên
6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh suy tuyến yên
Khám bệnh: căn cứ vào tiền sử, và việc thăm khám trực tiếp trên lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng: như định lượng hormon tuyến yên trong máu và nước tiểu: FSH, LH, TSH để bác sĩ đưa ra kết luận
Sử dụng chẩn đoán hình ảnh tìm nguyên nhân: chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp cộng hưởng từ động học tuyến yên,...
7. Các biện pháp điều trị bệnh suy tuyến yên
7. Các biện pháp điều trị bệnh suy tuyến yên
- Điều trị ở bệnh nhân suy tuyến yên vô cùng cần thiết để có thể tránh được các diễn biến xấu của bệnh và đe dọa tính mạng.
- Bệnh nhân được điều trị đúng có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần, cơ xương khớp, tim mạch
- Tùy theo nguyên nhân suy tuyến yên là gì, đặc điểm và tính chất của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp
Liệu pháp thay thế hormon tuyến yên
Hormone giáp:
Chế phẩm: tinh chất giáp, L-Thyroxine
Nhu cầu người lớn: 150-200µg/ngày, liều khởi đầu 50-100 µg/ngày, tăng dần đến liều đến khi có đáp ứng điều trị thích hợp thì duy trì lâu dài.
Bệnh phát hiện khi tuổi càng lớn thì liều khởi đầu càng nhỏ để tránh biến chứng tim mạch. Điều chỉnh liều thích hợp khi cần thiết đáp ứng các stress, chấn thương, nhiễm trùng, phẫu thuật…
Hormone vỏ thượng thận:
Chế phẩm thường dùng: hydrocortisone.
Hydrocortisone uống: liều dùng 15-25mg/ngày chia nhiều lần, tăng liều khi stress, chấn thương, nhiễm trùng, phẫu thuật…
Hydrocortisone hemisuccinate: tiêm tĩnh mạch trong cơn suy thượng thận cấp. Không có chỉ định sử dụng mineralocorticoid ở bệnh nhân suy thượng thận.
Hormone sinh dục:
Chủ yếu được dùng cho người trẻ nhằm duy trì hoạt động sinh dục và phòng ngừa loãng xương về lâu dài.
Nam:
Testosterone heptylate 100-250mg tiêm bắp mỗi 2-4 tuần.
Testosterone cyclo-hexane-propionate 200mg tiêm bắp 1-2 lần/tháng.
Nữ:
Sử dụng 17β-estradiol (Ostragel) và progestatif bổ sung cho bệnh nhân. Hormone sinh dục chống chỉ định với trẻ em trước tuổi dậy thì bị suy yên do làm tăng sự hàn gắn sụn tiếp hợp, cốt hóa sớm.
Hormone tăng trưởng: Liều dùng 12IU/tuần cho các bệnh nhân suy yên trước tuổi dậy thì
Phẫu thuật
Áp dụng với các bệnh nhân có các mô gần não hoặc tại tuyến yên phát triển bất thường