Táo bón: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
Táo bón là gì?
- Táo bón là gì?
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh tiêu hóa của bộ Y tế, việc đi đại tiện dưới 3 lần trong tuần thì được xem là táo bón. Táo bón mang lại cảm giác khó chịu, không tự tin trên người bệnh đồng thời có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khác về sức khỏe như trĩ, nứt kẻ hậu môn..
2. Nguyên nhân gây táo bón
2. Nguyên nhân gây táo bón
Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón như chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất xơ, hay do tác dụng phụ của thuốc…Trong việc chẩn đoán lâm sàng, các nguyên nhân được phân loại thành 2 nhóm chính như sau:
- Táo bón nguyên phát:
Bao gồm Táo bón có nhu động ruột bình thường, táo bón có nhu động ruột chậm và táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu.
Đối với táo bón có nhu động ruột bình thường, các cơ thắt, cơ vòng hậu môn có thể gặp vấn đề dẫn đến mặc dù phân vẫn đi qua đại tràng với tốc độ bình thường nhưng người bệnh lại thấy khó khăn trong việc đại tiện
Trong khi đó, tỉ lệ mắc của phụ nữ cao hơn nam giới đối với tình trạng táo bón có nhu động ruột chậm, nó xảy ra do việc giảm vận động của đại tràng gây nên chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.
Ở người có rối loạn chức năng sàn chậu, các khối cơ hay dây chằng bị thoái hóa, thời gian đi đại tiện thường kéo dài hay phải dùng lực để có thể tống phân ra ngoài.
- Táo bón thứ phát:
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ, ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, uống không đủ nước, thiếu chất xơ hay lười vận động. Ở trẻ em có thể do uống các loại sữa công thức hay thói quen nhịn không chịu đi ngoài cũng là một trong những vấn đề thường gặp nhất. Việc này sẽ khiến cho phân bị lưu trữ lại trong ruột già, nước bị tái hấp thu dẫn đến phân trở nên rắn, khó tống ra ngoài, đau hậu môn.
Nguyên nhân khác như trĩ, nứt kẽ hậu môn, là các bệnh lý thực thể có thể gặp
Ngoài ra phụ nữ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố và tình trạng chèn ép của tử cung lên ruột, những người mắc các bệnh như tăng calci máu, các bệnh tuyến giáp, nhiễm độc chì cũng gây táo bón
Việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân dẫn đến tình trạng stress ở người lớn, và đây cũng là 1 trong những lí do của táo bón.
3. Đối tượng nguy cơ
3. Đối tượng nguy cơ
Táo bón có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, hay độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già. Dưới đây là những đối tượng dễ bị táo bón.
- Dân văn phòng
- Người già: Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động rất dẫn đến tình trạng táo bón.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh
- Trẻ em.
4. Các nhóm thuốc điều trị táo bón:
4. Các nhóm thuốc điều trị táo bón:
- Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Các thuốc nhóm này có tác dụng kéo nước vào lòng ruột, giúp tăng nhu động ruột. Có thể kể đến các hoạt chất như: Lactulose, sorbitol, glycerin
- Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích tác động vào đầu dây thần kinh ở niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là Bisacodyl
- Nhóm thuốc nhuận tràng bôi trơn: Dầu khoáng làm trơn bề mặt ruột già giúp khối phân dễ di chuyển và tống ra ngoài.
- Nhóm thuốc nhuận tràng tạo khối: Các chất thuộc nhóm là các polysaccarid thiên nhiên hoặc tổng hợp, làm tăng khối lượng phân, làm mềm phân.
7. Phòng ngừa táo bón như thế nào?
7. Phòng ngừa táo bón như thế nào?
Uống đủ nước, tăng cường chất xơ trong bữa ăn
Cải thiện lối sống tích cực hơn
Thường xuyên tập thể dục, hạn chế nằm quá lâu. Hạn chế bia rượu, các chất kích thích không tốt cho sức khỏe như cà phê, thuốc lá…
Tập thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày
Không lạm dụng thuốc nhuận tràng, nên massage vùng bụng để kích thích tiêu hóa