Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Thiếu máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Thiếu máu não thường gặp ở tuổi trung niên trở lên, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Thiếu máu não gây ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng bình thường của não bộ đồng thời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng dầm dộ, do đó nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe như nhồi máu não hoặc đột quỵ do thiếu máu não. Chính vì vậy, Mọi người cần hiểu rõ hơn về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh để có các biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả.

1. Thiếu máu não là gì?

1. Thiếu máu não là gì?

Bộ não của con người là cơ quan có hoạt động trao đổi chất cao, tuy nó chỉ chiếm khoảng 2,5% trọng lượng cơ thể nhưng chiếm khoảng 25% nhu cầu trao đổi chất của con người. Do đó não bộ cực kỳ nhạy cảm với sự gián đoạn lưu lượng máu lên não. Khi lưu lượng máu lên não giảm, làm giảm lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của một phần hoặc toàn bộ não bộ. Tình trạng giảm lưu lượng máu cung cấp cho não này được gọi là thiếu máu não.

Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não thường được chia thành 2 loại tùy vào khu vực não bị ảnh hưởng

  • Thiếu máu não toàn bộ: tình trạng thiếu lưu lượng máu đến một cũng mô não lớn
  • Thiếu máu não cục bộ: Trình trạng thiếu máu khu trú ở một vùng cụ thể trên não bộ

2. Nguyên nhân gây thiếu máu não

2. Nguyên nhân gây thiếu máu não

Thiếu máu lên não có thể là hậu quả của: 

  • Xơ vữa động mạch
  • Thoái hóa đốt sống cổ hoặc chấn thương đốt sống cổ
  • Rối loạn nhịp tim
  • Các bệnh lý về tim mạch
  • Cục máu đông
  • Co mạch máu
  • Các bệnh mãn tính có yếu tố tim mạch như: Tăng huyết áp. đái tháo đường, rối loạn lipid máu
  • Béo phì

3. Dấu hiệu, triệu chứng của thiếu máu não

3. Dấu hiệu, triệu chứng của thiếu máu não

3.1. Dấu hiệu của thiếu máu não toàn bộ

  • Đau đầu: Ban đầu có thể khu trú ở 1 vùng nhất định sau đó co thể đau tăng lên và lan rộng ra khắp đầu. Cơn đau có thể tăng lên khi vận động và suy nghĩ
  • Hoa mắt, chóng mặt: Không đứng vững, choáng váng, mất thăng bằng dễ bị ngã
  • Giảm thị lực
  • Giảm khả năng nghe, ù tai
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Tê bì chân tay
  • Suy giảm trí nhớ

3.2. Dấu hiệu của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua:

  • Cảm thấy yếu một bên chân hoặc tay hoặc toàn bộ nửa người
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • giảm thị lực, có hiện tượng nhìn đôi
  • Khó nói, nói lắp
  • Khó phối hợp cử động của cơ thể

Sau cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua các triệu chứng thường biến mất, nhưng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não do đó cần theo dõi sức khỏe thêm để phòng ngừa biến chứng. 

Dấu hiệu của thiếu máu não.

4. Biến chứng có thể gặp của thiếu máu não

4. Biến chứng có thể gặp của thiếu máu não

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thiếu máu não có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu não, đột quỵ do thiếu máu não, đôi khi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe (gây liệt nửa người, hạn chế vận động,....) thậm chí là tính mạng của người bệnh.

5. Chẩn đoán thiếu máu não

5. Chẩn đoán thiếu máu não

Ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng cần thực hiện các xét nghiệm sau để xác định chẩn đoán bệnh:

  • Chụp CT cắt lớp vi tính
  • Chụp cộng hưởng từ MRI

Thấy được hình ảnh mạch máu não và các mô não bị thiếu máu

Ngoài ra, còn có thể làm các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: làm công thức máu, các yếu tố đông máu
  • Điện tâm đồ

6. Phòng ngừa thiếu máu não

6. Phòng ngừa thiếu máu não

  • Điều trị các bệnh lý như: Béo phì, xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp,...Giúp làm giảm thiểu nguy cơ dẫn đến thiếu máu não.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho việc tạo máu như: sắt, vitamin B12, acid folic,... chất xơ. Hạn chế mỡ động vật, các thực phẩm chế biến sẵn, các loại thức uống chứa cồn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
  • Chế độ luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý
  • Thường xuyên luyện tập thể dục
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và sàng lọc bệnh sớm