Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.

Bệnh thoái hóa khớp là bệnh gây ra tổn thương ở toàn bộ khớp, gồm có sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Vị trí khớp bị thoái hóa thường gặp nhất là khớp gối và khớp háng. Bệnh diễn biến từ từ, làm rối loạn cấu trúc của khớp và hậu quả cuối cùng là gây ra những tổn hại về mặt chức năng của khớp. Bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng nếu không điều trị có thể gây ra tàn phế. Hãy cùng nhà thuốc Upharma tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị của bệnh trong bài viết dưới đây..

1. Tổng quan về thoái hóa khớp gối

1. Tổng quan về thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp sụn đệm trong khớp bị mài mòn, lúc này, đầu gối bị cứng và đau khi người bệnh cử động. Độ tuổi thường gặp của bệnh thoái hóa khớp gối là độ tuổi trung niên, người cao tuổi.

Thoái hóa khớp gối là gì?

2. Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối

2. Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối, tuy nhiên phải kể đến một số yếu tố gây bệnh phổ biến như sau:

  • Cân nặng: tình trạng béo phì gây tăng áp lực lên khớp gối và làm sụn khớp bị mài mòn nhanh hơn.
  • Tuổi: tuổi càng cao, nguy cơ thoái hóa khớp càng nhiều; tuổi của bệnh thoái hóa khớp có thể bắt đầu từ 38 - 40 tuổi trở lên, hay gặp nhất là trên 50 tuổi.
  • Giới tính: nữ giới gặp thoái hóa khớp và thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới,
  • Nghề nghiệp: liên quan đến người lao động nặng, đứng lâu ở một tư thế…
  • Di truyền: do đột biến gen hoặc những bất thường di truyền về hình dạng của xương bao quang khớp gối.
  • Loãng xương, tiền mãn kinh, những người sau bệnh lí khớp hoặc phẫu thuật khớp trước đó, bệnh nhân tiền sử chấn thương, dị dạng khớp (gối vẹo trong, gối vẹo ngoài), người mắc các bệnh chuyển hóa…

3. Triệu chứng thoái hóa khớp gối

3. Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối diễn biến nặng lên theo từng giai đoạn. Triệu chứng của bệnh qua các giai đoạn đó là:

Giai đoạn đầu – khởi phát: ở giai đoạn này, triệu chứng bệnh thường chưa rõ ràng, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau thoáng qua, đau ở mặt trước và trong khớp gối, đau nhức đầu gối sẽ xuất hiện nhiều khi cử động, đi lại, chạy bộ hay vận động mạnh. Người bệnh sẽ chủ quan và bỏ qua dấu hiệu này.

Giai đoạn bệnh tiến triển: triệu chứng thoái hóa khớp xuất hiện rầm rộ hơn ở giai đoạn này do lớp sụn bị tổn thương và vỡ thêm, chất dịch bôi trơn ổ khớp tiết ra ít gây khô và làm cho các khớp xương va chạm vào nhau gây tiếng lạo xạo ở đầu gối, cơn đau cũng tăng lên, kéo dài hơn. Tê cứng khớp là triệu chứng thường xuyên gặp phải do khớp gối không còn hoạt động linh hoạt. Người bệnh tự điều trị bằng cách dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng.

Giai đoạn bệnh nghiêm trọng: đây là giai đoạn người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển. Ngoài đau khớp, cứng khớp, đôi khi còn xuất hiện hiện tượng sưng khớp, biến dạng khớp do viêm.

Bệnh thoái hóa khớp gối trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: 

  • Đau nhức dai dẳng: Đau là triệu chứng đầu tiên và cũng là triệu chứng kéo dài xuyên suốt quá trình bị bệnh. Càng ngày, các cơn đau càng nhiều hơn, nhức nhối hơn, dai dẳng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt, vận động và tâm lý của người bệnh...
  • Gối bị biến dạng: Thoái hóa khớp gối kéo dài làm cho khớp và sụn bị xơ vữa, gối thường có hiện tượng sưng to, biến dạng, đau nhức.
  • Không thể đi lại bình thường: Người bị thoái hóa khớp gối không thể đứng thẳng như bình thường, thậm chí đi có thể tập tễnh.
  • Teo cơ, liệt: Các cơ từ gối trở xuống sẽ dần có cảm giác yếu hơn, người bệnh khi đi lại có cảm giác run chân, dần dần chân đứng không vững; cơ có hiện tượng bị teo, người bệnh rơi vào tình trạng liệt...

Triệu chứng của thoái hóa khớp gối.

4. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối

4. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, cần tiến hành các phương pháp thăm khám lâm sàng và dựa vào thăm dò hình ảnh, cụ thể như sau:

  • Chụp X- quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT): cho thấy tổn thương rõ ràng của sụn khớp, màng hoạt dịch..
  • Siêu âm khớp, nội soi khớp: phát hiện các tổn thương ở khớp gối như: tràn dịch khớp, hẹp khe xương, gai xương …và phân biệt với các bệnh lý khớp khác.
  • Xét nghiệm: tiến hành các xét nghiệm máu, dịch khớp để kiểm tra bạch cầu, độ nhớt…

5. Điều trị thoái hóa khớp gối

5. Điều trị thoái hóa khớp gối

Cần điều trị thoái hóa khớp gối sớm và kịp thời để giảm đau, tăng khả năng vận động cho bệnh nhân bằng cách kết hợp các liệu pháp:

  • Kiểm soát cân nặng, luyện tập các bài tập thể dục phù hợp với khớp gối, giúp phục hồi và cải thiện tính linh hoạt của sụn khớp, người bệnh cần tránh làm việc và vận động quá sức.
  • Điều trị bằng thuốc: hiện nay ngoài sử dụng corticosteroid để giảm đau, chống viêm thì biện pháp tiêm axit hyaluronic đang được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng trong điều trị thoái hóa khớp nhằm giúp bôi trơn ổ khớp. Biện pháp này sử dụng ở những bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với điều trị không dùng thuốc hoặc không đáp ứng đầy đủ với thuốc giảm đau thông thường.
  • Vật lý trị liệu, châm cứu, cấy chỉ, phục hồi chức năng là các liệu pháp giảm đau hiệu quả
  • Phẫu thuật khớp như phẫu thuật cắt xương, thay khớp hoặc tạo hình khớp khi các liệu pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả và tình trạng đau, cứng khớp ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và làm việc của người bệnh.