Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh.
1. Thoái hóa khớp là gì?
1. Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là bệnh lý viêm xương khớp thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, đặc biệt là người sau 60 tuổi. Đây là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị hư tổn, mòn dần thậm chí mất đi hoàn toàn, có xuất hiện phản ứng viêm, lượng dịch nhầy để bôi trơn ở các khớp bị giảm, các gai xương ở cạnh khớp dần hình thành, khiến các đầu xương cọ xát vào nhau gây sưng và đau làm người bệnh hạn chế vận động
2. Thoái hóa khớp xuất hiện ở vị trí nào?
2. Thoái hóa khớp xuất hiện ở vị trí nào?
Thoái hóa khớp có thể xuất hiện ở hầu hết các khớp trong cơ thể, hay gặp nhất ở các khớp sau:
- Thoái hóa cột sống lưng và cột sống cổ
- Thoái hóa khớp gối
- Thoái hóa khớp háng
- Thoái hóa khớp vai
- Thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay
- Thoái hóa khớp cổ chân, cổ tay
Nếu người bệnh thoái hóa nhiều khớp một lúc được gọi là thoái hóa đa khớp
3. Thoái hóa khớp hay gặp ở đối tượng nào?
3. Thoái hóa khớp hay gặp ở đối tượng nào?
- Người ở độ tuổi từ 45-60 tuổi do lúc này do xương khớp đã lão hóa
- Người lao động nặng nhọc thường xuyên như: bốc xếp, bê vác, thợ xây,...
- Người béo phì, thừa cân
- Người dị dạng xương khớp bẩm sinh
- Người bị ngã, chấn thương, tai nạn giao thông
- Người có chế độ ăn uống thiếu chất
4. Triệu chứng của thoái hóa khớp
4. Triệu chứng của thoái hóa khớp
Các triệu chứng của thoái hóa khớp đa dạng lâu dài sẽ diễn tiến nặng hơn. Các triệu chứng như sau
- Đau nhức: đây là triệu chứng điểm hình nhất của thoái hóa khớp. Cơn đau thường diễn tiến âm ỉ và đột ngột gây ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân. Ở giai đoạn nhẹ của bệnh, các cơn đau xuất hiện khi người bệnh vận động và biến mất ngay sau đó, nhưng lâu dài sẽ xuất hiện các cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, các cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn
- Cứng khớp: thường xảy ra sau khi ngủ dậy vào buổi sáng sớm. Lúc này người bệnh tạm thời không thể cử động các khớp bị đau, nếu nghỉ ngơi khoảng 10-30 phút thì tình trạng này sẽ giảm dần
- Xuất hiện tiếng lạo xạo khi cử động: âm thanh sinh ra do phần sụn và đĩa đệm ở giữa 2 đầu xương bị mòn, dịch bôi trơn giảm dần. Khi bệnh nhân di chuyển, các đầu xương ma sát qua lại gây ra tiếng kêu lạo xạo lục cục kèm theo cơn đau nhức dữ dội.
- Hạn chế vận động: khó hoặc gần như không thể thực hiện một số tư thế như cúi lưng sát đất, chạy nhảy, quay cổ, vặn mình,...
- Teo cơ, sưng tấy và biến dạng: trường hợp thoái hóa khớp diễn ra trong thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp hợp lý sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sưng tấy như ngón tay bị u cục gồ ghề, ngón chân cong vẹo, các cơ xung quanh khớp bị yếu lâu ngày không vận động sẽ gây teo cơ, nhược cơ,...
- Các triệu chứng khác: ăn không ngon, mất ngủ, rối loạn lo âu, mất tập trung,...
5. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
5. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau
- Tuổi tác: tuổi càng cao thì quá trình lão hóa càng nhanh, mật động xương giảm dần, khả năng tái tạo các sụn kém đi, hệ thống xương khớp bị suy yếu dần. Dần dần, sụn khớp bị mất độ đàn hồi, trở nên khô cứng, khó cử động
- Sinh hoạt sai tư thế: ngủ kê gối quá cao, cúi gập cổ xem điện thoại, ngồi lệch người, cúi gập lưng, ngồi hoặc đứng 1 chỗ quá lâu khiến cho việc lưu thông máu nuôi dưỡng các khớp bị cản trở làm cho khớp dễ bị tổn thương hơn.
- Thừa cân béo phì: cơ thể quá nặng sẽ gây áp lực lên các khớp như cột sống và khớp gối, dây chằng bị tổn thương gây ra thoái hóa khớp đặc biệt là đầu gối và cột sống
- Luyện tập thể thao quá độ: việc luyện tập quá mức sẽ khiến các khớp bị tổn thương, nếu người bệnh không chăm sóc và điều trị sẽ khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường
- Ăn uống không khoa học: thiếu hụt trong thời gian dài các yếu tố tốt cho xương khớp như canxi, glucosamine ,chondroitin sẽ khiến mật độ xương giảm dần, khiến hệ thống sụn khớp bị thoái hóa
- Do các bệnh lý khác: thoái hóa khớp có thể là hậu quả của loãng xương, nhiễm trùng khớp, lupus ban đỏ hệ thống,...
- Ngoài ra, thoái hóa khớp có thể do di truyền, dị tật bẩm sinh tại khớp,...
6. Biến chứng của thoái hóa khớp
6. Biến chứng của thoái hóa khớp
- Bệnh gout: sụn thay đổi dẫn đến tinh thể urat hình thành gây ra các cơn đau cấp tính và bệnh gout
- Rối loạn lo âu: bệnh nhân có thể thường xuyên mất ngủ vì đau hay lo lắng về mặt tinh thần khi chữa bệnh không khỏi. Từ đó, thoái hóa khớp có liên quan chặt chẽ đến chứng rối loạn lo âu, trầm cảm
- Tăng cân: do bị sưng đau nên người bệnh có xu hướng ít vận động khiến cân nặng người bệnh tăng lên tạo áp lực lên khớp
- Vôi hóa sụn khớp: khi sụn khớp bị bào mòn tạo ra các tinh thể canxi lắng đọng trong sụn khớp khiến sụn khớp bị vôi hóa đi kèm cơn đau cấp tính.
- Các biến chứng khác: gãy xương, hoại tử xương, tổn thương gân, dây chằng quanh khớp, đau thần kinh tọa do thần kinh bị chèn ép
- Teo cơ, tàn phế: thoái hóa khớp có thể gây nên biến chứng rất nghiêm trọng như tàn phế, người bệnh vĩnh viễn mất đi khả năng vận động không những thế các cơ quan xung quanh như rễ thần kinh, tủy sống cũng bị tổn thương theo.
7. Chẩn đoán thoái hóa khớp
7. Chẩn đoán thoái hóa khớp
Khi cảm thấy bản thân có các triệu chứng của thoái hóa khớp, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán bằng hình ảnh để có phương pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp thường dùng để chẩn đoán là:
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Siêu âm khớp
- Nội soi khớp
- Chụp X-quang
- …..
Dựa vào kết quả sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và phương pháp điều trị thích hợp với bệnh nhân
8. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp
8. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp
8.1. Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp
- Vật lý trị liệu
- Điều trị triệu chứng: dùng thuốc bôi ngoài da hoặc miếng dán giảm đau
- Điều trị toàn thân: thường áp dụng với các đối tượng bệnh nặng, cần dùng thuốc tiêm, uống để giảm đau. Người bệnh tuyệt đối không tự ý tiêm thuốc vào ổ dịch hoặc uống thuốc tùy ý
- Phẫu thuật: trường hợp nặng, khớp bị biến dạng không thể vận động thì bệnh nhân cần phẫu thuật. Bệnh nhân có thể được chỉ định thay khớp nếu bệnh nghiêm trọng
8.2. Các thuốc điều trị thoái hóa khớp
- Thuốc chống viêm không Steroid: sử dụng cho trường hợp thoái hóa khớp nông như bàn tay, đầu gối để giảm triệu chứng đau
- Thuốc giãn cơ: giảm đau nếu nguyên nhân cơn đau xuất phát từ các cơ bị căng do cố gắng hỗ trợ các khớp đã thoái hóa
- Thuốc Corticosteroid nội khớp: giúp giảm đau trong thời gian ngắn, đồng thời giúp khớp linh hoạt hơn
- Các acid hyaluronic: có thể tiêm nội khớp gối trong và giảm đau phần nào ở một số bệnh nhân trong thời gian kéo dài nhưng không được sử dụng thường xuyên hơn 6 tháng.
Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/symptoms-causes/syc-20351925