Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Ung thư tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp điều trị và phòng ngừa.

Ung thư là kết quả của sự phát triển bất thường tế bào, làm cho tế bào cơ thể không thực hiện được chức năng bình thường của mình. Ung thư tuyến tiền liệt là 1 căn bệnh ung thư khá phổ biến và nguy hiểm gặp ở nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm có thể không có dấu hiệu gì trong nhiều năm, không được phát hiện sớm thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, do đó hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh ung thư tuyến tiền liệt qua bài viết sau:

1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là 1 phần của hệ thống sinh sản nam giới có kích thước bằng quả óc chó nó nằm ở giữa bàng quang và dương vật, phía trước trực tràng, cạnh túi tinh và nó bao quanh đường niệu đạo có chức năng tạo ra tinh dịch và cung cấp năng lượng cho tinh trùng. 

Sự tăng sinh bất thường, mất kiểm soát các tế bào ở tuyến tiền liệt tạo thành các khối u ác tính, sau đó có thể dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là 1 loại ung thư tế bào biểu mô, thường gặp ở nam giới > 50 tuổi. Ung thư tuyến tiền liệt là 1 dạng ung thư khá nguy hiểm, thường tiến triển chậm, Trường hợp ung thư ở mức nhẹ thì người bệnh có thể sống được nhiều năm nếu phát hiện kịp thời. Còn nếu ung thư tuyến tiền liệt tiến triển là tình trạng bệnh đã di căn đến các cơ quan bộ phận khác đặc biệt là xương và hạch bạch huyết, gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, xấu hơn là có thể dẫn đến tử vong.

2. Các loại ung thư tuyến tiền liệt

2. Các loại ung thư tuyến tiền liệt

  • Ung thư tế bào biểu mô tuyến là loại ung thư thường gặp nhất

Các loại ung thư xảy ra không thường xuyên như:

  • Ung thư tuyến tiền liệt không biệt hoá
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy
  • Ung thư biểu mô ống tuyến chuyển tiếp
  • Sarcoma tuyến tiền liệt (rất hiếm, xảy ra chủ yếu ở trẻ em)

3. Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt

3. Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt thường được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn đoạn đầu: Giai đoạn I và II, khối U chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt

Giai đoạn I: Tế bào ung thư khu trú tại tuyến tiền liệt, kích thước tuyến tiền liệt không thay đổi, chưa phát hiện được bằng thăm khám trực tràng, chỉ phát hiện được qua PSA tăng và sinh thiết tuyến tiền liệt.

Giai đoạn II: Tế bào ung thư bắt đầu phát triển, tuyến tiền liệt bắt đầu có kích thước to hơn, tuy nhiên nó chưa lan ra ngoài tới các bộ phận khác. Có thể phát hiện được qua thăm khám trực tràng và các xét nghiệm PSA.

Giai đoạn cục bộ - Giai đoạn III: Tế bào ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt, nhưng chỉ di căn đến các mô lân cận như:  bàng quang, túi tinh, trực tràng, cơ thắt niệu đạo,...

Giai đoạn tiến triển - Giai đoạn IV: Tế bào ung thư di căn lan ra ngoài tuyến tiền liệt đến các bộ phận khác, xa hơn như: hạch bạch huyết. xương, gan và phổi.

Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt.

4. Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt

4. Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt thường tiến triển chậm hiếm khi gây ra triệu chứng cho đến khi tuyến tiền liệt đủ lớn hoặc tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan bộ phận khác:

Khi kích thước tuyến tiền liệt phình to ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang đến niệu đạo, có thể xảy ra các triệu chứng, như: 

  • Tiểu tiện khó khăn: khi tiểu có thể bị dừng đột ngột, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường
  • Đau mỗi khi đi tiểu
  • Bí tiểu
  • Tiểu đêm
  • Cảm giác bàng quang không hoàn toàn trống rỗng
  • Tiểu ra máu
  • Gây tắc nghẽn niệu quản: đau quặn thận, rối loạn chức năng thận, suy thận

Rối loạn cương dương

Có máu trong tinh dịch

Khi các tế bào ung thư đã đến giai đoạn di căn thì có thể gây các triệu chứng ở các cơ quan bộ phận khác: Đau cột sống lưng, đau hông vùng chậu, đau khi xuất tinh hoặc xuất tinh có máu, Phù chi dưới,.... 

Có thể có các biểu hiện toàn thân như: người bệnh gầy sút cân, ăn mất ngon.

Một số triệu chứng trên có thể bị gây ra bởi các bệnh lý khác, chẳng hạn phì đại tuyến tiền liệt, nhưng cũng không thể bỏ qua chúng vì rất có thể chúng là biểu hiện của ung thư tuyến tiền liệt.

5. Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt

5. Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt phần lớn chưa được biết rõ. Cũng giống các loại ung thư khác, sự tăng sinh quá mức các tế bào bị đột biến gen được xem như là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt. Sự sinh sản liên tục và không ngừng của các tế bào bị đột biến gen có khuynh hướng lan rộng đến các cơ quan lân cận cũng như là các cơ quan bộ phận khác.

Tuy nhiên, có một số yếu tố là làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này, như:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao càng có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt. Hầu hết các trường hợp phát triển ở tuổi 50 trở lên.
  • Tiền sử gia đình: Nếu có người trong gia đình mắc bệnh thì nguy cơ có thể lên đến 2-3 lần
  • Chủng tộc: Theo quan sát, tuy không rõ nguyên nhân nhưng người ta thấy tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở người da đen thường cao hơn những người có màu da khác, tỷ lệ này ít phổ biến hơn ở những người đàn ông Châu Á.
  • Yếu tố khác: nghiên cứu gần đây cho thấy môi trường sống, tiếp xúc với chất phóng xạ, chế độ dinh dưỡng ( ăn nhiều thịt, mỡ động vật, thực phẩm nhiều năng lượng), béo phì, hút thuốc, các bệnh lây qua đường tình dực, phì đại tuyến tiền liệt,.... làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. 

6. Các biện pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

6. Các biện pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Các xét nghiệm thường được sử dụng phổ biến để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt:

1. Khám tuyến tiền liệt qua trực tràng: Cảm nhận kích thước và tính chất của tuyến tiền liệt

2. Xét nghiệm PSA trong máu: 

PSA là một loại kháng nguyên đặc hiệu do tuyến tiền liệt tiết ra. Trường hợp bị ung thư tế bào tuyến tiền liệt tiết ra PSA nhiều hơn. Nồng độ PSA trong máu thường thay đổi từ 0-4 ng/ml. Trong trường hợp nồng độ PSA trong máu cao hơn 4 ng/ml, tỷ lệ PSA tự do/ PSA toàn phần < 15% thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt rất cao.

Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp tăng chỉ số PSA tăng cao đều là do ung thư tuyến tiền liệt nó có thể là do bệnh lý khác như: viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PSA có thể phát hiện được ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, lại có một tỷ lệ nhất định người mắc ung thư tuyến tiền liệt có chỉ số PSA ở mức bình thường, do đó để chẩn đoán phải kết hợp thêm các phương pháp khác.

3. Sinh thiết tuyến tiền liệt: 

Là một xét nghiệm quan trọng, được chỉ định kết quả sàng lọc nghi ngờ có ung thư tuyến tiền liệt.

4. Các xét nghiệm khác:

  • Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm trực tràng

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán giai đoạn của bệnh:

  • Chụp cắt lớp vi tính - CT
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp xạ hình xương…

Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

7. Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

7. Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Có nhiều phương pháp để điều trị ung thư tuyến tiền liệt, tùy vào giai đoạn bệnh và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ phù hợp.

Các Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt:

1. Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt:

Phẫu thuật thường được chỉ định ở giai đoạn sớm, khi khối u vẫn còn khu trú ở tuyến tiền liệt. Có thể phẫu thuật mở vùng dưới rốn hoặc phẫu thuật nội soi tùy vào tình trạng bệnh nhân, bệnh nhân sẽ được cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, túi tinh và hạch 2 bên vùng chậu. 

2. Xạ trị: Đây là phương pháp dùng tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có 2 phương pháp:

  • Xạ trị ngoài
  • Xạ trị áp sát

3. Phương pháp điều trị nội tiết: Thường áp dụng cho giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn sang các tổ chức bên cạnh hoặc di căn xa. Phương pháp này nhằm mục đích làm giảm nội tiết tố nam, ức chế sự tiến triển của bệnh. Có 2 phương pháp:

  • Cắt tinh hoàn: Nồng độ Testosterone trong máu giảm đến 95%.
  • Dùng thuốc nội tiết: Dùng estrogen, progesterone, các chất kháng androgen hoặc các thuốc ngăn chặn sự sản xuất testosterone. phương pháp này được chỉ định thay thế cho phương pháp cắt tinh hoàn khi bệnh nhân từ chối phẫu thuật hoặc có chống chỉ định phẫu thuật.

4. Một số phương pháp khác: 

Siêu âm tập trung cường độ cao (HIFU) và Liệu pháp đông lạnh, ít được sử dụng hơn.

Các phương pháp điều trị sẽ được chỉ định dựa vào chẩn đoán xác định ung thư và giai đoạn bệnh. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Phẫu thuật và xạ trị là 2 phương pháp phổ biến và rất hiệu quả thường được áp dụng cho giai đoạn sớm của bệnh. 

Tất cả các lựa chọn điều trị đều có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ đáng kể, bao gồm rối loạn cương dương và các triệu chứng tiết niệu như: đi tiểu không kiểm soát,..

8. Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

8. Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn bệnh nhưng một số yếu tố có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt như: 

Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất, các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Tập thể dụng thường xuyên

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,..

Chủ động tầm soát các nguy cơ mắc bệnh, kiểm soát tốt các bệnh mạn tính mắc phải ở người cao tuổi; kiểm tra sức khỏe định kỳ.