Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Ung thư tuyến tụy - Căn bệnh nguy hiểm cần lưu ý

Ngày nay, mặc dù y học hiện đại rất phát triển, các liệu pháp chữa trị tiên tiến đã được áp dụng nhiều trên lâm sàng nhưng ung thư vẫn là một vấn đề nan giải đối với khoa học thế giới nói chung và toàn bộ ngành y tế nói riêng. Ung thư tuyến tụy cũng là một gánh nặng đối với người bệnh do chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm cũng như đem lại nhiều đau đớn khi mắc phải. Bài viết sau đây sẽ đưa đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện về căn bệnh ung thư tuyến tụy này.

1. Nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy là gì 

1. Nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy là gì 

Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới hiện nay, cơ chế gây nên bệnh ung thư tuyến tụy vẫn chưa được xác định rõ. Các sai lệch, biến đổi gen, tế bào trong cơ thể dẫn đến không thực hiện đúng chức năng của các cơ quan.

Yếu tố di truyền đóng một vai trò vô cùng quan trọng, khoảng 10 -15% bệnh nhân mắc phải ung thư tụy liên quan đến di truyền, nếu trong gia đình đã từng có người mắc bệnh thì tỉ lệ người thân có các dấu hiệu cảnh báo liên quan đến bệnh cũng cao hơn so với người bình thường.

Bên cạnh đó việc sinh hoạt không điều độ cũng như sử dụng thường xuyên các chất kích thích cũng là một trong số những nguy cơ tiềm tàng là nguyên nhân gây ra bệnh. 

Ngoài ra các yếu tố khác như giới tính và tuổi tác, cân nặng cũng mang lại tỷ lệ mắc cao hơn so với các đối tượng khác.

Bệnh lý mãn tính ở tụy như đái tháo đường, viêm tụy mạn hay xơ nang tụy góp phần làm tăng tỉ lệ dẫn đến ung thư tụy, gây ảnh hưởng nặng nề trên nhiều mặt đối với sức khỏe cũng như tiền bạc của người bệnh

Ung thư tuyến tụy.

2. Chức năng của tuyến tụy đối với cơ thể

2. Chức năng của tuyến tụy đối với cơ thể

Theo cấu trúc giải phẫu tuyến tụy nằm vắt ngang trước cột sống thắt lưng chếch lên sang trái, phần lớn tụy ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang, một phần nhỏ ở dưới mạc treo. Tụy được mô tả giống hình cái búa và có 3 phần: Đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy.

Tụy đóng vai trò vừa là một cơ quan nội tiết, vừa là một cơ quan ngoại tiết. Việc điều hòa đường huyết của cơ thể dựa trên việc tiết ra hai hoocmon insulin và glucagon, đây cũng là lý do vì sao người bị đái tháo đường lại có nguy cơ dẫn đến ung thư tụy cao hơn so với các bệnh mãn tính khác trên cơ thể người. Ngoài ra một chức năng vô cùng quan trọng khác không thể không nhắc đến là việc tiết ra các enzym tiêu hóa như trypsinogen, chymotrypsinogen, lipase tụy và amylase từ tuyến tụy giúp việc tiêu hóa thức ăn, hấp thu các chất dinh dưỡng được dễ dàng và thuận lợi hơn.

3. Triệu chứng của ung thư tuyến tụy

3. Triệu chứng của ung thư tuyến tụy

Dấu hiệu khởi phát cho căn bệnh ung thư tuyến tụy được bắt đầu từ dấu hiệu vàng da ở người bệnh. Triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như viêm gan ứ mật, rối loạn sắc tố da. Vì vậy các bác sĩ cần khai thác thêm nhiều triệu chứng khác như đau bụng, chán ăn dẫn đến ăn uống không ngon, gầy sút cân.

Đau bụng cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc chẩn đoán và xác định bệnh ung thư tuyến tụy. Ban đầu triệu chứng đau bụng không rõ rệt, có thể đau xuất phát ở vùng thượng vị do tính chất giải phẫu sau đó đau lan sang 2 bên, cơn đau có thể không liên tục nhưng tính chất đau khá rõ, có thể là cơn đau dữ dội, đột ngột, đau nhiều hơn sau khi ăn hay hay khi nằm ngửa nên người bệnh sẽ có thói quen cuộn tròn khi nằm để làm cảm giác đau giảm bớt và mang lại sự dễ chịu tạm thời. 

Một số triệu chứng khác được biểu hiện trên toàn thân khi khối u đã xâm nhập vào phía sau phúc mạc như đau lưng hay tắc mạch, đổ mồ hôi đêm, ngủ không ngon giấc. Nếu các tình trạng này kéo dài lâu ngày, người bệnh nhận thấy sức khỏe giảm sút, hay thấy mệt mỏi. Người bệnh có thể tự đi mua các thuốc bổ như vitamin tổng hợp hay có chiết xuất từ nhân sâm nhưng không mang lại tác dụng điều trị hiệu quả hay thậm chí dẫn đến tình trạng nặng nề hơn của bệnh.

4. Ung thư tuyến tụy có nguy hiểm hay không

4. Ung thư tuyến tụy có nguy hiểm hay không

So với các loại ung thư khác, ung thư tuyến tụy hiện nay phải dựa vào các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị và có tỉ lệ sống khá thấp, chỉ có khoảng 4% người bệnh sống được thêm 5 năm sau khi đã thực hiện các cuộc phẫu thuật hay sử dụng các nghiệm pháp khác. Cùng với đó các triệu chứng của ung thư tụy khá nghèo nàn nên việc chẩn đoán cũng như xác định bệnh để có phác đồ điều trị kịp thời thường sẽ không được xử lý đúng lúc, bỏ qua thời gian vàng của bệnh nhân dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc có thể kể đến như tử vong. Chỉ có chưa đến 20% người mắc bệnh được chẩn đoán xác định ung thư tụy là chưa bị di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tỷ lệ này khá là thấp so với các bệnh liên quan đến ung thư khác trên cơ thể. 

5. Các phương pháp phát hiện ung thư tuyến tụy hiện nay

5. Các phương pháp phát hiện ung thư tuyến tụy hiện nay

Trên cận lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh như xét nghiệm các chỉ số liên quan đến glucose máu. Vì sẽ có tình trạng tắc mật kèm theo nên các chỉ số hóa sinh như bilirubin tăng, phosphatase kiềm, LDH cũng tăng cao trong bệnh cảnh này.

Các khối u ở bệnh ung thư tụy xuất phát từ các tế bào biểu mô tuyến tụy, tế bào Langerhans hoặc tế bào mô liên kết của tụy, vì vậy việc nội soi dạ dày tá tràng có thể đánh giá được mức độ xâm lấn, chèn ép vào dạ dày tá tràng của khối u.

Ngoài ra nhờ các tiến bộ của khoa học kĩ thuật mà người ta có thể làm các xét nghiệm chất chỉ điểm khối u (tumor marker): CEA, CA 19-9; CA 125 nhằm theo dõi đáp ứng điều trị cũng như khả  năng hay tình trạng di căn của bệnh

Cuối cùng là phương pháp sinh thiết để chẩn đoán xác định mô bệnh học hay chụp PET/CT để chẩn đoán u nguyên phát, phát hiện số lượng, vị trí, kích thước tính chất xâm lấn của khối u và mô phỏng giúp lập được kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.

6. Điều trị ung thư tuyến tụy như thế nào

6. Điều trị ung thư tuyến tụy như thế nào

Điều trị ung thư tuyến tụy.

Tùy theo tính chất và mức độ của bệnh mà hiện nay người ta chia thành 3 giai đoạn trong điều trị ung thư tuyến tụy bao gồm Giai đoạn bệnh khu trú, ở giai đoạn này các tổn thương chỉ mới dừng lại ở tuyến tụy mà chưa lây lan hay ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh, tiếp theo khi đã có dấu hiệu xâm lấn đến mạch máu hay bộ phận lân cận thì bệnh nhân sẽ được xếp vào giai đoạn 2 của đợt điều trị. Cuối cùng có tới 80% bệnh nhân được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn 3 của bệnh: Giai đoạn di căn, ung thư đã lan ra ngoài tuyến tụy và đi đến các bộ phận khác của cơ thể, dẫn đến sự suy kiệt xảy ra nhanh chóng. 

Các phương pháp điều trị phổ biến có thể kể đến như phẫu thuật, cắt khối u tại tụy hay kết hợp giữa xạ trị và hóa trị, hóa chất kết hợp bao gồm: fluoropyrimidine (capecitabine, 5-FU), cisplatin, gemcitabine, các thuốc này có thể gây nên nhiều tác dụng phụ cho cơ thể nhưng sẽ giúp ngăn cản tình trạng di căn và mang lại cơ hội sống cao hơn cho người bệnh.

Hiện nay ngoài các liệu pháp điều trị đau thông thường như dùng các thuốc giảm đau Paracetamol hay nhóm NSAIDs đã không còn có tác dụng nhiều trong làm giảm cơn đau của bệnh nhân thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm một chất hóa học (thường là alcohol) vào đám rối thần kinh celiac - nơi nhận tín hiệu đau từ tụy. Biện pháp này khá hữu hiệu và mang lại sự đáp ứng tốt cho các bệnh nhân.

7. Cách phòng bệnh ung thư tuyến tụy

7. Cách phòng bệnh ung thư tuyến tụy

Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò chính yếu trong việc phát triển bệnh nhưng để nâng cao sức khỏe cũng như phòng bệnh thì việc có một lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng, có thể kể đến một vài lưu ý sau:

  • Không sử dụng các chất kích thích như cafein, thuốc lá, ăn nhiều rau xanh và protein, hạn chế mức tối đa các đồ ăn nhiều dầu mỡ 
  • Có chế độ tập thể dục thể thao đều đặn, đảm bảo thường xuyên việc nâng cao sức khỏe của bản thân.
  • Đặt lịch khám định kỳ, tái khám thường xuyên để có thể phát hiện sớm các nguy cơ mắc phải nhằm hạn chế đến mức tối đa mức độ ảnh hưởng lên cơ thể
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc khi làm việc trong môi trường hay có các chất hóa học như benzidine, beta-naphthylamine, thuốc trừ sâu