Ung thư vòm họng - Căn bệnh nguy hiểm cần lưu ý
1. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
1. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới hiện nay, cơ chế gây nên bệnh ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định rõ. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng virus Epstein - Barr là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư vòng họng.
Bên cạnh đó việc sinh hoạt không điều độ cũng như sử dụng thường xuyên các chất kích thích cũng là một trong số những nguy cơ tiềm tàng là nguyên nhân gây ra bệnh.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thời gian hút thuốc lá trên 30 năm có nguy cơ mắc bệnh gấp 3 lần người bình thường.
Ngoài ra các yếu tố khác như yếu tố di truyền, giới tính và tuổi tác cũng mang lại tỷ lệ mắc cao hơn so với các đối tượng khác
2. Vị trí giải phẫu:
2. Vị trí giải phẫu:
Vòm họng là một khoang mở nằm ngay dưới nền sọ, phía sau hốc mũi. Nó có mối liên quan đến các xoang như xoang sàng, xoang hàm, hốc mắt.
Các khối u của bệnh thường bắt đầu từ hố Rosenmuller, chỉ có một lớp niêm mạc và dễ bị ảnh hưởng và dẫn đến di căn cho các cơ quan khác lân cận cũng như toàn bộ cơ thể.
3. Triệu chứng của ung thư vòm họng
3. Triệu chứng của ung thư vòm họng
Thường ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bỏ qua các dấu hiệu liên quan và nhầm lẫn với các bệnh đường tai mũi họng khác... do triệu chứng chẩn đoán khá nghèo nàn.
Có thể nhận biết qua một số biểu hiện như ù 1 bên tai, đau nhức âm ỉ không thành cơn, ngạt tắc mũi một bên hoặc chảy máu mũi, mất tiếng...
Khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy tình trạng của mình trở nên nặng nề hơn như xuất hiện hạch cổ, hay việc chảy mũi bắt đầu có máu do hoại tử u.
Tùy thuộc vào mức độ xâm lấn của khối u mà bệnh nhân có thể có triệu chứng thần kinh khác như liệt dây thần kinh hay ảnh hưởng đến mắt dẫn đến nhìn đôi, lác, sụp mi, giảm thị lực…
Trên thực tế tại bệnh viện, một số hình ảnh cận lâm sàng sẽ phát hiện và giúp theo dõi tốt hơn diễn tiến của bệnh bằng cách chỉ định siêu âm để phát hiện các tổn thương vùng hạch cổ hay chụp CT scanner sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác hình ảnh khối u vòm họng, kích thước khối u hay độ lan rộng của khối u và hạch vùng. Ngoài ra chụp MRI đang là phương thức được ưa chuộng nhất hiện nay trong việc chẩn đoán Ung thư vòm họng đặc biệt trong đánh giá xâm lấn tổn thương vào các tổ chức phần mềm lân cận, thần kinh, xong hoặc sọ não, nơi mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác còn hạn chế.
Việc phát hiện theo dõi bệnh bằng mức độ phân tử, cho phép hiển thị hình ảnh không gian 3 chiều bằng phương pháp chụp SPECT sẽ giúp đánh giá các tổn thương đặc biệt là tổn thương tái phát và di căn xương.
Phương pháp cuối cùng được sử dụng trong cận lâm sàng là PET/CT, phương pháp này có giá trị hơn trong đánh giá các giai đoạn u, ngoài ra còn có 1 vai trò cực kỳ quan trọng trong quản lý bệnh nhân ung thư vòm họng sau điều trị.
Các giai đoạn tiến triển của ung thư vòm họng.
Theo phân loại TNM trong ung thư thực quản theo AJCC thì có U nguyên phát, Hạch vùng, Di căn xa và 7 giai đoạn bệnh từ 0, I, II, III, IVa, IVb, IVc. Mỗi giai đoạn sẽ có 1 biểu hiện tình trạng bệnh tương ứng.
4. Điều trị ung thư vòm họng
4. Điều trị ung thư vòm họng
Trong các thế kỷ trước, việc điều trị ung thư vòm họng được chủ yếu sử dụng tia X và Radium những phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao và nhiều biến chứng. Tiếp theo là điều trị bằng các máy điều trị tia X sâu.
Từ 1970 tới nay, bằng việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào điều trị, kỹ thuật xạ trị, hóa trị liên tục được đổi mới và mang lại nhiều thay đổi tích cực, nâng cao kết quả điều trị, cải thiện tình trạng của bệnh nhân.
Các phương pháp xạ trị:
- Xạ trị ngoài (External Beam Radiotherapy): Dùng nguồn phóng xạ nhân tạo để tiêu diệt khối u. Tùy theo vị trí tổn thương mà trong quá trình lập kế hoạch điều trị có thể lựa chọn loại tia và mức năng lượng thích hợp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các tác dụng phụ và nâng cao tối đa hiệu quả.
- Xạ trị trong (Brachytherapy): Sử dụng các nguồn xạ để áp sát điều trị các tổn thương tại vòm, giảm tới mức nhỏ nhất liều tới những tổ chức lành xung quanh mang lại thể tích bao phủ và bảo vệ phần mềm bình thường tốt hơn
Các phương pháp hóa trị:
- Hóa trị bổ trợ nước: Mặc dù phương pháp này làm chậm lại thời gian điều trị triệt để tại vùng nhưng giúp làm giảm xâm lấn và vi di căn nên làm tăng khả năng triệt căn cũng như khả năng dung nạp và đáp ứng với hóa trị của bệnh nhân.
Các phương pháp khác như kết hợp hóa trị và xạ trị đã giúp cải thiện về nhiều mặt, mang lại kết quả đột phá cũng như hạn chế các vấn đề riêng rẽ của từng biện pháp điều trị.
5. Phòng ngừa ung thư vòm họng
5. Phòng ngừa ung thư vòm họng
Mặc dù trên thế giới hiện nay chưa có cách nào để phòng ngừa hoàn toàn bệnh nhưng mỗi cá nhân có thể tự thiết lập cho bản thân một cách sống, một thái độ sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Thường xuyên ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, cắt giảm thức ăn nhanh, chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Chậm thể dục đều đặn mỗi ngày, tránh các hoạt động quá sức
- Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, làm các xét nghiệm liên quan cũng như chủ động tầm soát các bệnh nền hay gặp ở người cao tuổi: đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu….