Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Ung thư vú là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa.

Ung thư vú là tình trạng phát triển không kiểm soát được của tế bào tuyến vú, từ đó tạo ra các khối u ác tính, có khả năng phân chia mạnh, xâm lấn xung quanh và di căn xa. Cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về ung thư vú:

1. Yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú

1. Yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú

Một số yếu tố nguy cơ như tuổi, giới tính, tiền sử bệnh gia đình, tình trạng sinh lý bệnh lý của cơ thể là nguy cơ có thể dẫn đến ung thư vú

 

  • Tuổi: phụ nữ mắc ung thư vú chủ yếu trên 40 tuổi. Phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người trẻ tuổi vì vậy từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư vú
  • Giới tính: tỉ lệ mắc ung thư vú ở nữ giới cao gấp 100 lần nam giới
  • Tiền sử gia đình: tiền sử gia đình có người bị ung thư vú trước đó thì nguy cơ có gen di truyền bệnh này rất cao, nguy cơ này cũng cao nếu trong nhà có người mắc bệnh liên quan đến sinh dục khác như ung thư buồng trứng
  • Tình trạng kinh nguyệt: tuổi hành kinh sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn, nguyên nhân là do hormon Estrogen và Progesterone
  • Sinh sản: người sinh con đầu lòng sau 30 tuổi, người không cho con bú hoặc người không sinh con có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn
  • Chế độ ăn: chế độ ăn nhiều đường, mỡ, uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
  • Một số yếu tố khác như: lối sống thức khuya, ít vận động, sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp hormon

Cần lưu ý rằng không có yếu tốt nguy cơ không có nghĩa là không bị ung thư vú

2. Triệu chứng của ung thư vú

2. Triệu chứng của ung thư vú

  • Chảy dịch đầu vú: tiết dịch bất thường hoặc bị chảy máu ở núm vú
  • U hoặc hạch vùng vú: người bệnh có thể tự sờ thấy
  • Tụt núm vú
  • Đau vùng vú: đau nhức núm vú hoặc vùng vú
  • Vùng da trên vú có quầng, vảy đỏ hoặc sưng
  • Giai đoạn muộn: khối u xâm lấn lở loét, hoại từ ngoài da, gây chảy dịch, mùi hôi thối
  • Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, chán ăn, ăn kém, sút cân, sốt

3. Chẩn đoán ung thư vú

3. Chẩn đoán ung thư vú

  • Lâm sàng: dựa trên các triệu chứng của bệnh
  • Xét nghiệm tế bào học: chọc hút kim nhỏ tuyến vú để đánh giá hình thái tế bào tuyến vú
  • Chụp X-quang: phát hiện hình ảnh nghi ngờ tổn thương ác tính trên vú
  • Sinh thiết tuyến vú: đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư tuyến vú
  • Xét nghiệm hóa mô miễn dịch: giúp xác định đúng thể bệnh: đặc điểm, mức độ ác tính, tốc độ phát triển,... để đưa ra hướng điều trị

4. Điều trị ung thư vú

4. Điều trị ung thư vú

Ngày càng có nhiều người sống sót sau căn bệnh ung thư vú

Kết hợp nhiều phương pháp điều trị: phẫu thuật, xạ trị, điều trị nội khoa toàn thân

4.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là việc thực hiện cắt bỏ khối u, và để lại phần còn lại của vú. Phẫu thuật có thể chỉ loại bỏ khối u trong vú hoặc cắt hoàn toàn tuyến vú. Phẫu thuật u vú hiện nay vừa để loại bỏ khối u vừa tạo hình ngực để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân

4.2. Xạ trị

Xạ trị là việc sử dụng các chùm tia phóng xạ với liều lượng được đo đếm cẩn thận để điều trị nhiều bệnh ung thư. Các chùm tia này giúp tiêu diệt các tế bào ung thư hay ngăn ngừa chúng phân chia phát triển, giảm nguy cơ tái phát

4.3. Hóa trị

Hóa trị là một trong những liệu pháp điều trị ung thư chính hiện nay. Phương pháp hóa trị ung thư sẽ sử dụng các loại thuốc nhằm phá hủy tế bào ung thư, ngăn chặn các tế bào này phát triển, phân chia và xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể trước khi phẫu thuật loại bỏ khối u.

4.4. Liệu pháp hormone

Là liệu pháp sử dụng các loại thuốc giúp ngăn chặn các thụ thể estrogen hoặc progesterone, các thụ thể này tương ứng với hormon estrogen hoặc progesterone, các hormon này tác động tiêu cực đến các tế bào ung thư vú

4.5. Liệu pháp điều trị trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng thuốc để tác động vào gen hay protein chuyên biệt có ở tế bào ung thư từ đó tiêu diệt tế bào ung thư và không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh khác 

5. Cách phòng ngừa ung thư vú

5. Cách phòng ngừa ung thư vú

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần phòng ngừa sớm để hạn chế khả năng mắc ung thư vú

  • Kiểm tra vú và vùng ngực: thường xuyên kiểm tra vú, vùng ngực để phát hiện sớm ung thư vú, cần theo dõi hình thù núm vú, màu sắc núm và da núm,...
  • Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống điều độ và cân bằng giúp bảo vệ cơ thể tốt trước các loại bệnh, trong đó giúp ngăn ngừa ung thư vú. Các thực phẩm khuyên dùng là: cải thìa, súp lơ, cà chua, quả mọng, quả óc chó,...Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia
  • Bỏ thuốc lá: hút thuốc lá có hại cho cơ thể, đặc biệt làm gia tăng nguy cơ ung thư
  • Tập thể dục: tập thể dục đều đặn góp phần làm giảm nguy cơ ung thư
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý: nhiều mô mỡ khi làm tăng lượng estrogen từ đó làm tăng nguy cơ ung thư vú
  • Tầm soát ung thư vú định kỳ: xét nghiệm máu để tầm soát ung thư vú