Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Ung thư xoang: dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Ung thư xoang là bệnh lý không thường gặp xảy ra ở vùng xoang mũi và xoang mặt. Bệnh được biểu hiện bởi các khối u ác tính tại các xoang cạnh mũi, xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước và sau, xoang bướm…Mời quý bạn đọc cùng nhà thuốc Upharma tìm hiểu về bệnh ung thư xoang, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị của bệnh trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan bệnh ung thư xoang

1. Tổng quan bệnh ung thư xoang

Ung thư xoang là sự sinh trưởng bất thường của các tế bào ở vùng xoang quanh mũi, và cũng chẩn đoán khi phát hiện ra các khối u ác tính hình thành và phát triển ở khu vực các xoang cạnh mũi.

Ung thư xoang được chia làm các loại sau:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy
  • Ung thư biểu mô đa kiểu hình liên quan đến HPV
  • Ung thư biểu mô không phân biệt xoang mũi (SNUC)
  • Ung thư biểu mô vòm họng
  • Ung thư biểu mô tế bào nhỏ

2. Nguyên nhân của bệnh ung thư xoang

2. Nguyên nhân của bệnh ung thư xoang

Nguyên nhân chính dẫn đến người bệnh mắc ung thư xoang

  • Hút và hít phải khói thuốc lá: đây là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh ung thư vùng đầu – mặt – cổ. Khói thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp nói chung cũng như sự hình thành và phát triển của các khối u xoang nói riêng.
  • Tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm và độc chất: những người sinh sống và làm việc trong môi trường tiếp xúc với bụi từ da, gỗ hoặc vải dệt, tiếp xúc với hơi formaldehyde, dung môi, niken, crôm, cồn…làm tăng nguy cơ ung thư xoang mũi, xoang mặt.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư xoang đó là:

  • Giới tính: các ung thư ở vùng xoang mũi và xoang mặt thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới
  • Tuổi: độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là từ trên 55 tuổi, những người trung niên và người cao tuổi
  • Người nhiễm virus HPV: virus HPV làm tăng nguy cơ hình thành các u nhú ở xoang mũi, xoang cạnh mũi.

3. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ung thư xoang

3. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ung thư xoang

Bệnh ung thư xoang được xem là hiếm gặp và đôi khi người bệnh không có triệu chứng. Vì vậy cần lưu ý các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp nhất và kéo dài liên tục của bệnh ung thư xoang dưới đây:

  • Nghẹt mũi nhiều và dai dẳng, đặc biệt là nghẹt mũi một bên
  • Chảy máu mũi (chảy máu cam)
  • Nhiều dịch mũi, mũi liên tục chảy dịch ra phía sau và xuống họng
  • Đau, tê, sưng quanh vùng mặt, vòm miệng, mũi và cổ, đau có thể gặp ở vùng hốc mắt, tai
  • Mắt có biểu hiện nhìn đôi, nhìn kém, giảm thị lực, chảy nước mắt liên tục
  • Các giác quan khứu giác, thính giác cũng bị ảnh hưởng như mất cảm giác về mùi vị, khô miệng.

 

4. Chẩn đoán bệnh ung thư xoang

4. Chẩn đoán bệnh ung thư xoang

Để chẩn đoán bệnh ung thư xoang, bác sĩ tai mũi họng sẽ tiến hành thăm khám dựa trên dấu hiệu, triệu chứng của người bệnh và chỉ định các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng sau:

  • Chẩn đoán hình ảnh:

o   Chụp X quang

o   Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm xác định giai đoạn của khối u và xác định khối u có di căn hay chưa

o   Siêu âm.

  • Sinh thiết khối u: là phương pháp chẩn đoán xác định sau khi thực hiện các chẩn đoán hình ảnh nhằm xác định loại tế bào ung thư
  • Xét nghiệm PD – L1 xem có thể thực hiện liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân được không.
  • Xét nghiệm máu.

5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư xoang

5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư xoang

Điều trị ung thư xoang có thể bao gồm sự kết hợp của các phương pháp

  • Phẫu thuật
  • Xạ trị
  • Hóa trị

Bên cạnh vấn đề điều trị, chúng ta nên chú ý đến việc thay đổi thói quen sinh hoạt và tích cực phòng ngừa để hạn chế thấp nhất nguy cơ tiến triển của bệnh ung thư xoang

  • Duy trì chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe cũng như giữ một tâm lí thoải mái, tránh stress, suy nghĩ tiêu cực.
  • Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc, các chất độc hại, bức xạ và phóng xạ.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe và khám định kì giúp phát hiện sớm và có phác đồ điều trị bệnh phù hợp
  • Bên cạnh đó cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh như uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, thịt đỏ, giảm đường và thức ăn nhiều dầu mỡ để nâng cao thể trạng.