Viêm đại tràng và những điều bạn cần biết.
1. Vị trí và giải phẫu viêm đại tràng
1. Vị trí và giải phẫu viêm đại tràng
Đại tràng hay còn gọi là ruột già hoặc ruột dày: là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa. Đại tràng nối từ hồi tràng đến hậu môn, tùy vào từng cơ thể người mà nó có thể dài khoảng từ 1,5m đến 2m, tạo lên một chữ U ngược vây quanh ruột non; phần manh tràng có đường kính lớn nhất và giảm dần cho tới trực tràng. Tại nơi trực tràng lại giãn rộng hơn ở vị trí ngay trên ống hậu môn.
Ở vùng hố chậu phải, có một đoạn giãn rộng gọi là manh tràng. Manh tràng có hình túi, thông với hồi tràng qua van hồi- manh tràng, van này chỉ cho thức ăn đi một chiều từ hồi tràng sang manh tràng, sau đó đóng không cho trào ngược lại.
Đại tràng đi lên trong các vùng thắt lưng và hạ sườn phải tới mặt tạng của gan (đại tràng lên) dài khoảng 8-15cm; tại đây nó gập góc sang trái và đi ngang qua bụng tới vùng hạ sườn trái, tạo nên một quai lồi xuống dưới gọi là đại tràng ngang dài khoảng 35cm- 1m, trung bình là 50cm. Tiếp đó, nó lại gập góc để đi xuống qua các vùng thắt lưng và hố chậu trái tới chậu hông nhỏ là đại tràng xuống. Trong chậu hông, nó tạo nên một đường cong lồi lõm gọi là đại tràng sigma, rồi tiếp tục đi xuống dọc thành sau của chậu hông gọi là trực tràng và ống hậu môn.
Chức năng của ruột già:
- Hấp thu các chất, vitamin, nước, ion: Tạo ra các sóng nhu động để đẩy khối thức ăn về phía cuối trực tràng, trong quá trình đó nó hấp thu đáng kể ion Na+ theo cơ chế tích cực vào máu, từ đó kéo theo Cl- để trung hòa điện tích. Dung dịch NaCl thẩm thấm đưa nước từ ruột vào máu nên ruột già hấp thu một lượng nước rất lớn, làm cho phân (lượng chất thải) bị cô đặc. Bên cạnh đó nó có thể hấp thu glucose, acid amin, vitamin; hấp thu từng lần không lớn nhưng do chất tồn lưu trong ruột già thường dài nên lượng hấp thu vẫn có ý nghĩa.
- Bài tiết phân: tạo ra dịch nhầy, kết hợp trương lực co bóp ở trực tràng tống phân ra ngoài.
2. Thế nào là viêm đại tràng?
2. Thế nào là viêm đại tràng?
Viêm đại tràng là một bệnh trong hệ tiêu hóa, có tổn thương gây viêm ở niêm mạc đại tràng.
3. Nguyên nhân gây viêm đại tràng là gì?
3. Nguyên nhân gây viêm đại tràng là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng: Có thể do nhiễm khuẩn,thiếu máu, ảnh hưởng từ bệnh viêm ruột (IBD) (bao gồm: bệnh Crohn và viêm đại tràng thể loét). Nhưng phần lớn do chế độ sinh hoạt, ăn uống chưa giờ giấc điều độ, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, không chín, hỏng,...Công việc căng thẳng cũng gây kích thích ruột, tăng co bóp đường tiêu hóa.
4. Triệu chứng bệnh viêm đại tràng
4. Triệu chứng bệnh viêm đại tràng
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau bụng
- Tiêu chảy khẩn cấp
- Chất nhầy hoặc phân có máu
- Chán ăn
- Sụt cân
Trường hợp cấp tính có thể gây ra: buồn nôn, nôn, sốt.
Các trường hợp mãn tính có thể gây ra: Mệt mỏi, thiếu máu, mất nước, kém hấp thu và suy dinh dưỡng
5. Các biến chứng của bệnh viêm đại tràng
5. Các biến chứng của bệnh viêm đại tràng
Vì sao mà bệnh viêm đại tràng ngày càng phổ biến hơn? Bởi vì chúng ta vô tâm với sức khoẻ, coi nhẹ mức nặng và sự nguy hiểm của bệnh tật khi để bệnh tật dai dẳng và mạn tính.Chúng ta phải biết viêm đại tràng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị can thiệp kịp thời:
- Có nguy cơ, xuất huyết, giãn rộng đại tràng làm giảm lực co bóp, nguy cơ thủng ruột rất cao. Khi tình trạng viêm kéo dài, gây loét niêm mạc dễ gây xuất huyết, có thể gây thủng ruột làm cho các vi khuẩn, chất thải vào ổ bụng có thể gây suy đa tạng.
- Tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng: Viêm đại tràng lâu ngày dễ gây polyp, sau dần gây tăng sinh tế bào tạo thành ung thư đại tràng và dẫn đến tử vong.
6. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
6. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
6.1. Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng bệnh nhân có, tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình,... để đưa ra chẩn đoán và đánh giá sơ bộ tình trạng bệnh. Dựa vào đó để chỉ định các xét nghiệm máu, soi phân, nội soi đại tràng, CT Scan ổ bụng,...
6.2. Điều trị
Việc điều trị viêm đại tràng sẽ căn cứ vào tiến triển của bệnh, sức khỏe thể chất của bệnh nhân.
Nguyên tắc: Chọn lựa phác đồ phù hợp với tình trạng bệnh nhân để điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó phối hợp lối sống, ăn uống sinh hoạt hiệu quả hợp lý.
Điều trị dùng thuốc: Các thuốc kháng viêm đường ruột như: Mesalazine (Pentasa 500mg, 1g, 2g Ferring; Resazine 10mg/ml CPC1HN), Sulfasalazine (Dicsep 500mg medisun, Salazopyrin 500mg Pfizer), Mesalamin (Vinsalamin 500mg Vinphaco),...; một số thuốc kháng sinh, chống ký sinh trùng, chống viêm corticoid như Prednisolon, thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporin (Cyclosporine 50 mg Sandoz), Azathioprine (Imurel 50mg aspen),...
Phẫu thuật: khi dùng thuốc không hiệu quả.
Kết hợp cải thiện lối sống phù hợp để tránh tiến triển bệnh.
7. Lối sống sinh hoạt
7. Lối sống sinh hoạt
Viêm đại tràng càng ngày càng phổ biến có xu hướng trở lên mãn tính hơn, khó điều trị triệt để dứt điểm, mà các điều trị dùng thuốc đều mang tính chất giải quyết triệu chứng của bệnh hơn, bệnh dễ tái phát lại. Vì vậy càng khẳng định mức độ quan trọng của việc cần cải thiện lối sống hợp lý, sinh hoạt hợp vệ sinh để phòng tránh cũng như hạn chế tiến triển bệnh.
Cần phải hạn chế rượu bia, caffeine, đồ uống có ga, các sản phẩm từ sữa (nếu không dung nạp đường sữa), thịt đỏ, rau sống. Nên tránh các loại thực phẩm có khả năng gây viêm cao, đặc biệt là đồ ăn nhanh và chế biến sẵn có nhiều đường và chất béo.
Nên uống nhiều nước để giảm tình trạng tiêu chảy gây mất nước, ăn chín, uống sôi. Các thực phẩm chứa nhiều omega-3 từ cá hồi, cá thu; protein từ trứng gà, rau củ: cà rốt, rau ngót, rau muống,...đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất.
Xây dựng kế hoạch và dành ăn uống hợp lý hơn, giảm căng thẳng, không ngủ quá muộn để giảm áp lực gia tăng trên đường tiêu hóa.
Cung cấp thêm lợi khuẩn đường ruột từ các sản phẩm như: sữa chua ít đường, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa men vi sinh: Finelus DC CPC1HN, …
Bên cạnh đó kiểm tra định kỳ tầm soát bệnh ít nhất 6 tháng/ lần để có phương pháp điều trị kịp thời và can thiệp hiệu quả.
Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.