Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Viêm gan B- Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng và phương pháp điều trị

Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B, là 1 bệnh nguy hiểm do virus viêm gan B xâm nhập và tấn công gan làm cho chức năng gan bị suy giảm. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh hiểm nghèo như xơ gan và Ung thư gan. Chính vì thế viêm gan B được gọi bằng một cái tên nghe có phần đáng sợ là kẻ giết người thầm lặng.

1. Viêm gan B là gì

1. Viêm gan B là gì

Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B, là 1 bệnh nguy hiểm do virus viêm gan B xâm nhập và tấn công gan làm cho chức năng gan bị suy giảm. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh hiểm nghèo như xơ gan và Ung thư gan. Chính vì thế viêm gan B được gọi bằng một cái tên nghe có phần đáng sợ là kẻ giết người thầm lặng. Nó âm thầm phá hủy và cướp đi mạng sống của hàng triệu con người mang trong mình con virus quái ác “ Viêm gan B”. 

Viêm gan B là gì?

Hiện nay Viêm gan B được chia thành 2 thể là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B

Viêm gan B có con đường lây nhiễm giống hệt với virus HIV tức là khi tiếp xúc với máu hoặc chất dịch khác của cơ thể người nhiễm bệnh thì bạn đang có khả năng bị phơi nhiễm. Tuy nhiên xác suất lây nhiễm của viêm gan B cao gấp 100 lần HIV.

Các con đường lây nhiễm viêm gan B chủ yếu hay gặp: Đường tình dục, lây nhiễm từ mẹ sang con và tiếp xúc với máu của người bệnh.

2.1. Lây nhiễm từ mẹ sang con 

Người mẹ bị nhiễm viêm gan B trong quá trình mang thai thì có khả năng lây nhiễm cho con nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Trong 3 tháng đầu khả năng lây nhiễm là 1%, trong 3 tháng giữa tỷ lệ đó tăng lên 10% và đặc biệt đến những tháng cuối của thai kỳ thì tỷ lệ này có thể lên tới 60-70%. 

Khả năng lây nhiễm này còn phụ thuộc vào nồng độ HBV và tình trạng HBeAg(+)  trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nếu trong máu của mẹ có HBsAg (+) thì tỷ lệ di truyền cho con là 20%, trong máu của mẹ xuất hiện HBcAg (+) thì tỷ lệ di truyền cho con là 90%, còn trong máu xuất hiện HBeAg (+) thì khả năng con sinh ra sẽ bị mắc viêm gan B mãn tính. Khả năng lây nhiễm này hoàn toàn có thể loại bỏ nếu tiêm vacxin cho trẻ ngay trong khoảng thời gian 12h sau sinh. 

2.2. Lây nhiễm qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn nguồn cơn của những căn bệnh xã hội. Viêm gan B có thể lây nhiễm qua tinh dịch hoặc các vết xước nhỏ sau đó xâm nhập vào máu gây nhiễm HBV. 

2.3. Lây nhiễm khi tiếp xúc với máu hoặc chất dịch khác của bệnh nhân

Sử dụng lại kim hoặc ống tiêm của những bệnh nhân có chứa virus viêm gan B

Để vết thương hở của mình tiếp xúc với máu của bệnh nhân

Dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, nhíp….

Nguyên nhân gây viêm gan B.

3. Triệu chứng của viêm gan B

3. Triệu chứng của viêm gan B

3.1. Viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1 đến 6 tháng trong thời gian này bệnh nhân có thể sẽ không gặp phải bất kì một triệu chứng nào, số ít có hiện tượng vàng da vàng mắt nước tiểu đậm, buồn nôn, nôn, đau bụng. Một số bệnh nhân gặp phải các triệu chứng nặng như  đãng trí, lơ mơ, sờ vào thấy gan to. 

90% số bệnh nhân mắc viêm gan cấp tính sẽ tự khỏi 10% còn lại tiến triển nặng hơn và trở thành viêm gan mãn tính ảnh hưởng xấu đến chức năng gan. 

3.2. Viêm gan B mãn tính

Sau thời gian khoảng 6 tháng nhiễm trùng virus viêm gan B, bệnh nhân không được chữa và điều trị kịp thời. Những con virus này trở nên mạnh mẽ và bắt đầu phá hủy tế bào gan, các bệnh ung thư gan, xơ gan, suy gan cũng từ đó mà hình thành.

Biểu hiện lâm sàng của viêm gan B mãn tính là: gan to, lòng bàn tay son nặng hơn có thể gặp phải báng bụng, vàng da, xuất huyết tĩnh mạch thực quản và dạ dày, nữ hóa tuyến vú ở nam và teo nhỏ tinh hoàn.

Triệu chứng của viêm gan B.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan B

4. Đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan B

Những bệnh nhân bị máu trắng  thường xuyên phải truyền máu hoặc các bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo, ghép tạng

Đối tượng nghiện ma túy có khả năng sử dụng chung bơm tiêm với những người nhiễm bệnh.

Nhân viên y tế bị phơi nhiễm với nguồn bệnh.

Trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm viêm gan B và không được tiêm vacxin sau sinh.

Người thân gia đình của bệnh nhân viêm gan B dễ bị lây nhiễm nếu sử dụng chung các đồ vật như dao cạo, bàn chải đánh răng.

Những đối tượng quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục với người không phải là vợ hoặc chồng của mình.

5. Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B

5. Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B

Tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B

  • Trẻ sơ sinh tiêm càng sớm càng tốt trong vòng 24h sau sinh, Vacxin viêm gan B tạo ra kháng thể bảo vệ ở hơn 95% trẻ em, trẻ sơ sinh và thanh niên. Hiệu quả được đánh giá là rất cao có thời gian kéo dài trên 20 năm.
  • Các đối tượng cần tiêm: 
  • Những người chưa có xuất hiện kháng thể chống lại virus viêm gan B trong máu, những đối tượng này nên được tiêm càng sớm càng tốt
  • Các đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm gan B
  • Kiêng rượu và bia có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
  • Những người có chức năng gan suy giảm hoặc gặp vấn đề nào đó về gan xơ gan, gan nhiễm mỡ
  • Sát trùng các vết thương hở hoặc chảy máu
  • Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ bừa bãi
  • Không được sử dụng chung bơm kim tiêm
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, nhíp…..

6. Cách điều trị viêm gan B

6. Cách điều trị viêm gan B

6.1. Ngăn ngừa khả năng nhiễm viêm gan B sau khi phơi nhiễm

Ngay sau khi thấy mình có khả năng bị phơi nhiễm với virus viêm gan B thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện. Tiêm globulin miễn dịch trước 12h sau khi không may tiếp xúc với virus có thể giúp bạn tránh mắc bệnh.

6.2. Điều trị viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính thường có thể tự khỏi và không nguy hiểm đến tính mạng con người vì thế bệnh nhân không cần quá lo lắng.

  • Trong các trường hợp nhẹ thì bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống tránh ăn những thực phẩm không tốt cho gan, không sử dụng chất kích thích, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe của mình
  • Trong trường hợp nặng hơn có thể sử dụng các thuốc kháng virus hoặc đến viện để được theo dõi và điều trị kịp thời

6.3. Điều trị viêm gan B mạn tính

Đa số các bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính sẽ phải điều trị cả đời, điều trị để viêm gan không phát triển thành các bệnh nguy hiểm khác như xơ gan, ung thư gan…. và hạn chế khả năng lây nhiễm  cho người khác. Điều trị viêm gan B bao gồm: 

  • Thuốc kháng virus viêm gan B: Entecavir 0.5mg, Tenofovir đây là các loại thuốc có khả năng chống lại virus đồng thời làm chậm và giảm khả năng gây hại cho gan. 
  • Thuốc tiêm interferon: Thuốc có tác dụng kích thích hệ miễn dịch làm cho hệ miễn dịch sản sinh ra các tế bào Lympho B, Lympho T góp phần  tiêu diệt virus và các tế bào bị virus xâm nhập. Thuốc tiêm interferon có các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn, khó thở…