Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Xơ vữa động mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách dự phòng bệnh.

Hiện nay, bệnh xơ vữa động mạch đang có xu hướng gia tăng. Bệnh có thể gây tắc động mạch ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Xơ vữa động mạch có thể gây cản trở việc cung cấp máu cho các cơ quan, đặc biệt nếu tắc các động mạch cung cấp máu cho tim và não có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, thậm chí nhiều người tử vong do không được phát hiện kịp thời. Để mọi người hiểu rõ hơn về bệnh xơ vữa động mạch cùng tìm hiểu:

1. Xơ vữa động mạch là gì?

1. Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch là sự lắng đọng, tích tụ các chất béo,cholesterol và các chất khác như: các tế bào viêm, tế bào cơ trơn và mô liên kết bên trong và bên trên thành động mạch. Sự lắng đọng và tích tụ này được gọi là mảng xơ vữa, các mảng này có thể làm cho các động mạch bị thu hẹp hay thậm chí là gây tác động mạch, làm ngăn chặn lưu lượng máu. Các mảng xơ vữa còn có thể vỡ ra lưu thông theo dòng máu gây ra các cục máu đông.

Xơ vữa động mạch có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách bệnh nhân có thẻ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong.

Xơ vữa động mạch là gì?

2. Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch

2. Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch

Nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch chưa rõ. Sự hình thành các mảng xơ vữa có thể khởi đầu do các tổn thương mạch máu hoặc lớp nội mạc mạch máu. Các tổn thương có thể được gây ra bởi:

  • Huyết áp cao
  • Lượng lipid máu tăng cáo
  • Hút thuốc lá
  • Đường huyết cao (đái tháo đường)
  • Béo phì
  • Viêm các tổ chức như: bệnh như viêm khớp, lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến hoặc viêm ruột

Khi thành động mạch bị tổn thương, các tế bào máu và các chất khác có thể lắng đọng lại tại vị trí tổn thương và tích tụ ở lớp lót bên trong của động mạch. Theo thời gian, chất béo, cholesterol cũng tích tụ lại tạo thành các mảng xơ vữa bám vào thành mạch.

3. Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch

3. Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch xảy ra từ từ theo thời gian. Lão hóa do tuổi tác cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến xơ vữa động mạch. 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh cao huyết áp
  • Bệnh rối loạn lipid máu
  • Nồng độ CRP cao
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: nhiều chất béo, nhiều đường, rượu bia, nước ngọt,...
  • Béo phì
  • Ít vận động thể lực
  • hội chứng ngừng thở khi ngủ
  • Hút thuốc lá

4.                   Triệu chứng, biến chứng của xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch thường diễn biến từ từ không gây ra triệu chứng cho đến khi động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn không cung cấp đủ lưu lượng máu cho các cơ quan và mô, gây ra các biến cố về mạch máu và tim mạch.

Các triệu chứng xơ vữa động mạch được biểu hiện tùy vào động mạch bị ảnh hưởng:

  • Xơ vữa ở động mạch vành: có thể bị đau thắt ngực. Mạch vành là động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng tim, khi có mảng xơ vữa là hẹp động mạch vành có thể dẫn đến hậu quả là suy tim hoặc nhồi máu cơ tim .
  • Xơ vữa ở động mạch cảnh: Có thể gặp các triệu chứng, như: Tê bì hoặc yếu đột ngột tay, chân; khó nói, mất thị lực một bên hoặc nhược cơ mặt. Động mạch cảnh là động mạch cung cấp máu cho tuần hoàn máu não, do đó khi mảng xơ vữa làm hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch này có thể gây tình trạng thiếu máu não thoáng qua (TIA), thậm chí là đột quỵ não.
  • Xơ vữa động mạch ở chi: Khi các mảng xơ vữa làm hẹp các động mạch ở tay hoặc chân làm hẹp các động mạch này ảnh hưởng đến lưu lượng máu ở các chi, tình trạng này được gọi là bệnh động mạch ngoại vi. Có thể gặp các biểu hiện như: đau chân khi đi bộ, nhạy cảm hơn với nóng và lạnh, teo cơ, giảm huyết áp chi.
  • Xơ vữa động mạch thận: các mảng xơ vữa ở động mạch thận, gây ra tình trạng không cung cấp đủ lưu lượng máu giàu oxy để thận thực hiện các chức năng lọc của mình. Khi xơ vữa động mạch thận có thể gây ra tăng huyết áp hoặc suy thận. 
  • Phình động mạch: Một biến chứng có thể gặp của xơ vữa động mạch là có thể gây phình động mạch ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Hầu hết không có triệu chứng, nhưng nó có thể gây đau và nhói ở vùng động mạch bị phình. Nếu phình động mạch bị vỡ ra, có thể gây chảy máu trong cơ thể gây nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

5. Các biện pháp chẩn đoán xơ vữa động mạch

5. Các biện pháp chẩn đoán xơ vữa động mạch

Cần phải chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách để tránh các biến cố nguy hiểm có thể xảy ra. 

Cần phát hiện sớm các bệnh lý liên quan là nguy cơ gây xơ vữa động mạch: phát hiện tỷ lệ cholesterol cao trong máu, phát hiện cao huyết áp, tiểu đường.

Các xét nghiệm cận lâm sàng dùng để chẩn đoán xơ vữa động mạch thường dùng:

  • Siêu âm Doppler mạch máu
  • Chụp CT cắt lớp mạch máu có dựng hình: dùng khi bệnh nhân đã có triệu chứng và cần can thiệp
  • Điện tâm đồ
  • Đo chỉ số ABI 
  • Chụp mạch vành
  • Xét nghiệm máu: các chỉ số cholesterol máu như cholesterol tp, LDL-C, HDL-C, Triglyceride, Glucose, HbA1C

6. Cách điều trị xơ vữa động mạch

6. Cách điều trị xơ vữa động mạch

Điều trị bao gồm cả thay đổi các yếu tố nguy cơ để làm giảm tiến triển của bệnh cũng như là giúp thoái triển các mảng xơ vữa động mạch.

Điều trị xơ vữa động mạch có thể bao gồm thay đổi lối sống, điều trị nội khoa (bằng thuốc), điều trị ngoại khoa (các biện pháp can thiệp ngoại khoa).

6.1. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể lực đều đặn và bỏ thuốc lá. Việc thay đổi lối sống có thể giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến tăng nặng bệnh.

Chế độ ăn uống:

Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh tốt cho tim mạch: Trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung nhiều chất xơ

Hạn chế dùng các thực phẩm có chứa các chất béo no, giảm muối, đường, ít chứa carbohydrate tinh chế

Hạn chế sử dụng rượu bia

Hoạt động thể chất đều đặn: giúp hạn chế được một số yếu tố nguy cơ (như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường) và tử vong do xơ vữa động mạch.

Cường độ, thời gian, tần suất và loại hoạt động phải được lựa chọn phù hợp với từng đối tượng.

Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý: giúp hạn chế được một số yếu tố nguy cơ tim machaj liên quan.

Bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.

6.2. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Giảm hoạt hóa các tiểu cầu, giảm kết dính tiểu cầu từ đó làm giảm nguy cơ hình thành huyết khối. Các thuốc hay dùng như: Aspirin, các thuốc nhóm thienopyridine (clopidogrel, prasugrel, và ticagrelor).

Dùng các thuốc để điều trị các bệnh nền là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường.

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: Thuốc chẹn kênh calci, ức chế men chuyển angiotensin, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta giao cảm. Đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển và chẹn beta giao cảm có lợi đối với bệnh nhân xơ vữa động mạch. Thuốc ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể angiotensin II có tác dụng làm giảm khả năng làm rối loạn chức năng và viêm nội mạc của angiotensin.
  • Thuốc điều trị rối loạn lipid máu: đặc biệt có ý nghĩa là các thuốc thuộc nhóm Statin (rosuvastatin,...) có tác dụng giúp ổn định mảng xơ vữa, giảm tích tụ lipid trong thành động mạch và giúp thoái triển mảng xơ vữa. 
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Tùy vào type và mức độ bệnh mà có thể sử dụng insulin hoặc các thuốc tổng hợp. Các thuốc ức chế thụ thể SGLT2, đồng vận GLP-1 đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ tim mạch. Thiazolidinedione có thể kiểm soát biểu hiện của các gen tiền viêm, mặc dù các nghiên cứu cho thấy thuốc nhóm này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến cố về mạch vành.

6.3. Các biện pháp can thiệp

Can thiệp nội mạch: Nong mạch vành và đặt stent.

  • Nong mạch vành: đây là thủ thuật được sử dụng để khôi phục lưu lượng máu mạch vành do bị tắc nghẽn hoặc hẹp do xơ vữa động mạch.
  • Đặt stent: đặt stent mạch vành, động mạch cảnh, động mạch chi,..

Đặt Stent trong sơ vữa động mạch

Phẫu thuật:

Trong trường hợp mảng xơ vữa làm tắc nghẽn mạch máu mà các biện pháp trên không có tác dụng bắt buộc các bác bác sĩ phải chỉ định can thiệp phẫu thuật đối với bệnh nhân. Thường gặp các phẫu thuật như: Phẫu thuật bóc nội mạc mạch cảnh, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG), bắc cầu động mạch chi,...

7. Các biện pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch

7. Các biện pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch

Các biện pháp phòng ngừa giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các tiến triển xấu của xơ vữa động mạch. Các biện pháp gồm:

  • Bỏ thuốc lá
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên phù hợp với tình trạng cơ thể
  • Duy trì cân nặng ở  mức hợp lý
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Kiểm soát lượng đường huyết, tăng huyết áp, lipid trong máu và các bệnh lý khác kèm theo.

 

NGUỒN THAM KHẢO:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arteriosclerosis-atherosclerosis/symptoms-causes/syc-20350569