Miếng dán tránh thai là gì? Có hiệu quả không?

Miếng dán tránh thai được ưa chuộng sử dụng để phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Vậy cơ chế hoạt động của miếng dán là gì? Cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả? Hãy cùng Upharma tìm hiểu về miếng dán tránh thai qua bài viết dưới đây

1.Tìm hiểu về miếng dán tránh thai

1.1 Miếng dán tránh thai là gì?

Miếng dán tránh thai được dán lên da, giải phóng các hormon như progestin, estrogen để ngăn quá trình rụng trứng từ đó ngăn việc thụ thai. Miếng dán thường nhỏ, có hình vuông, kích thước rơi vào khoảng 4 - 5 cm. Các vùng thường dán là bắp tay, bụng, mông, lưng.

1.2 Cơ chế hoạt động

Quá trình thụ thai sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố: Trứng rụng, trứng gặp tinh trùng tạo thành noãn, noãn có thể bám trụ ở niêm mạc tử cung. Quá trình này chịu ảnh hưởng chính bởi hai hormon progestin và estrogen. Trứng sẽ rụng khi nồng độ progestin giảm xuống thấp. Để ngăn hormon giảm xuống, miếng dán tránh thai sẽ phóng thích ra progestin và estrogen vì vậy quá trình rụng trứng không diễn ra. Bên cạnh đó nó còn ngăn quá trình tạo noãn ở cổ tử cung do làm đặc chất nhầy.

Nhờ vào cơ chế đó nên khi sử dụng đúng sẽ đạt được hiệu quả tránh thai lên đến 95%. Bạn có thể tháo bỏ và ngưng sử dụng miếng dán nếu mong muốn có thai. Khi đó trứng sẽ rụng khi hormon giảm xuống, thông thường rơi vào khoảng 3 tháng (3 chu kỳ kinh).

1.3 Ưu - nhược điểm

Phương pháp tránh thai này được ưa chuộng nhờ vào ưu điểm đơn giản, dễ sử dụng. Chỉ cần dán đúng cách, miếng dán thường sẽ không rơi ra cho đến khi được tháo. Thông thường miếng dán sẽ lưu lại trên da khoảng 3 tuần và sau đó thay bằng miếng mới, chính vì vậy sẽ hạn chế được việc quên sử dụng như các loại viên uống. Tránh thai bằng phương pháp này giúp bạn có thể thoải mái làm việc, vận động mà không sợ ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai.

Một ưu điểm khác là sau khi được tháo ra, miếng dán vẫn sẽ phát huy tác dụng tránh thai trong khoảng 24 giờ nếu chưa dán lại. Vai trò chính của miếng dán tránh thai là giải phóng hormon, khi hormon được điều tiết sẽ giảm mụn trứng cá nội tiết. Cũng nhờ vào vai trò này sẽ giúp giảm các triệu chứng đau do tiền mãn kinh.

Miếng dán tiếp xúc trực tiếp với da trong thời gian dài có thể gây dị ứng, mẩn ngứa tạo cảm giác không thoải mái. Với kích thước 4 - 5 cm, miếng dán dễ bị lộ ra hơn so với các phương pháp khác. Trong các biện pháp tránh thai thông thường thì sử dụng miếng dán hay viên uống tránh thai đều không thể đề phòng lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Vì ảnh hưởng đến nội tiết tố nên có thể sẽ gặp trường hợp chảy máu đột ngột hay các tác dụng phụ khác như buồn nôn, nhức đầu, khó chịu. 

Miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai không thể ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục

 

2.Cách sử dụng miếng dán tránh thai

Miếng dán mua về cần tháo bọc cẩn thận và dán lên vùng da sạch. Thông thường sẽ dán ở bắp tay, bụng, lưng, mông. Sau khi dán xong, miếng dán sẽ giữ trên da trong khoảng 3 tuần và được tháo ra khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Khi kỳ kinh kết thúc sẽ tiếp tục dán miếng dán mới và không nên dán trùng vị trí cũ. Khả năng bám dính miếng dán trên da sẽ góp phần quan trọng quyết định hiệu quả tránh thai. Chính vì vậy trong quá trình dán, tránh đụng tay vào bề mặt keo. Lưu ý không dán lên da đang kích ứng hoặc vùng da đang sử dụng mỹ phẩm. 

 

3.Tác dụng phụ của miếng dán tránh thai

Ngoài các tác dụng phụ do rối loạn nội tiết tố, sử dụng biện pháp này có thể dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng. Một số báo cáo đã chứng minh miếng dán tránh thai tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và bệnh tim mạch. Từ đó sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Tác dụng phụ này thường gặp ở phụ nữ trên 35 tuổi, người hút thuốc lá hoặc có bệnh mãn tính.

Miếng dán tránh thai
Rối loạn nội tiết tố 

 

4.Các trường hợp chống chỉ định

Phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ mang thai hay đang cho con bú tuyệt đối không sử dụng biện pháp này. Miếng dán chống chỉ định với đối tượng dễ gặp phải các tác dụng phụ trên tim mạch. Phương pháp tránh thai này cũng không sử dụng ở những người đang mắc các bệnh về rối loạn đông máu, thuyên tắc,... 

Thành phần tránh thai tương tác với một số thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng virus,... Do đó trong quá trình sử dụng thuốc nếu muốn tránh thai bằng phương pháp này, cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn.

Người bị xơ gan, u gan, rối loạn lipid máu cũng chống chỉ định với miếng dán này. Cần thận trọng nếu đã từng bị ung thư vú.

Miếng dán tránh thai
Tác dụng phụ trên tim mạch

 

5.Lưu ý khi sử dụng miếng dán tránh thai

5.1 Phối hợp các biện pháp khác

Tránh thai bằng miếng dán không giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Trong tất cả các biện pháp tránh thai, chỉ có bao cao su có thể ngăn chặn được. Vậy nên để đảm bảo tính an toàn có thể phối hợp sử dụng miếng dán và bao cao su.

Nếu bạn bắt đầu dùng vào ngày đầu của chu kỳ kinh thì chỉ sử dụng miếng dán đã có thể đảm bảo hiệu quả tránh thai. Còn nếu là lần đầu sử dụng, nên áp dụng thêm một phương pháp tránh thai trong 7 ngày như vậy có thể giúp hạn chế mang thai ngoài ý muốn. 

Khi đã sử dụng miếng dán tránh thai thì không nên uống thêm thêm viên uống tránh thai dù là định kỳ hay khẩn cấp và ngược lại. Đối với phụ nữ mới sinh em bé chỉ nên sử dụng miếng dán tránh thai sau hơn 1 tháng.

5.2 Xử lý khi quên dán và gặp tác dụng phụ

Trong trường hợp quên dán miếng dán, cần dán ngay khi nhớ ra và lưu thông tin ngày dán để thuận tiện cho các đợt sử dụng tiếp theo. Một lưu ý là hiệu quả tránh thai sẽ bị giảm, thậm chí không còn tác dụng nếu mở ra dán lại nhiều lần.

Một trong những tác dụng phụ có thể gặp khi dán miếng dán là hiện tượng ra máu đột ngột, vậy nên nếu bị rong huyết cũng không cần quá lo lắng, có thể duy trì sử dụng. Nếu máu ra dai dẳng, kéo dài hoặc gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, thì không nên tự xử lý tại nhà. Bạn có thể liên hệ và thăm khám tại những nơi uy tín để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

Bài viết trên đã đề cập đến miếng dán tránh thai, một biện pháp thông dụng, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm, tác dụng phụ cần lưu ý. Bạn có thể tham khảo và cập nhật thêm nhiều thông tin để chọn lựa cho mình phương pháp phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi Upharma để cập nhật thông tin và kiến thức chăm sóc sức khỏe nhé!