Thành phần
Methylprednisolone 40mg.
Chỉ định
- Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh xơ cứng.
- Ung thư giai đoạn cuối.
- Ngừa nôn khi hóa trị liệu.
- Hen phế quản cấp.
- Chấn thương tủy sống.
Cách dùng - Liều dùng
- Tình trạng đe dọa tính mạng: 30 mg/kg tối thiểu trong 30 phút, lặp lại mỗi 4 - 6 giờ x 48 giờ.
- Viêm khớp dạng thấp: 1 g/ngày trong ngày 1, 2, 3 hoặc 4, sau đó 1 g/tháng x 6 tháng.
- Lupus ban đỏ: 1 g/ngày x 3 ngày.
- Xơ cứng rải rác: 1 g/ngày x 3 - 5 ngày.
- Ung thư giai đoạn cuối: 125 mg/ngày x 8 tuần.
- Ngừa nôn khi hóa trị: 250 mg tối thiểu 5 phút - 1 giờ trước đó. Nhắc lại liều methylprednisolon khi bắt đầu hóa trị liệu và vào lúc thôi dùng hóa trị liệu.
- Hen cấp: 40 - 125mg mỗi 6 giờ, trẻ em 1 - 2 mg/kg/ngày.
Chấn thương tủy sống: Điều trị nên bắt đầu trong 8 giờ khi mắc bệnh: Với bệnh nhân bắt đầu điều trị trong vòng 3 giờ khi mắc bệnh: tiêm tĩnh mạch 30 mg/kg trong 15 phút, rồi nghỉ 45 phút, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 5.4 mg/kg/giờ trong 23 giờ; Với bệnh nhân khởi đầu điều trị trong vòng 3 - 8 giờ khi mắc bệnh: tiêm tĩnh mạch 30 mg/kg trong 15 phút rồi nghỉ 45 phút, sau đó truyền tĩnh mạch 5.4 mg/kg/giờ trong 47 giờ. Cần dùng đường tĩnh mạch 2 nơi khác biệt nhau để bơm truyền.
Chống chỉ định
- Quá mẫn cảm với thành phần chế phẩm.
- Nhiễm nấm toàn thân.
- Dùng đường nội tủy mạc, ngoài màng cứng.
- Dùng vắc-xin sống hoặc vắc-xin sống giảm độc lực.
Tác dụng phụ
Rối loạn tiêu hóa, loét, thủng và xuất huyết. Tiểu đường tiềm ẩn. Rối loạn nước và điện giải.
Lưu ý
Thận trọng khi sử dụng
Một số công trình nghiên cứu không xác định được hiệu lực của methylprednisolon natri succinat và trong choáng nhiễm khuẩn và cho rằng sự tăng tử vong có thể gặp ở một vài nhóm có nguy cơ cao hơn (như bệnh nhân nhiễm khuẩn thứ phát hoặc có mức creatinine cao hơn 2,0 mg/dL). Với bệnh nhân dùng corticoid mà gặp stress bất thường, sẽ chỉ định tăng liều của loại corticoid tác dụng nhanh trước, trong và sau khi gặp tình trạng stress.
Các kết quả của một nghiên cứu đa trung tâm đã chứng minh không nên sử dụng methylprednisolon natri succinat theo thường lệ để điều trị tổn thương đầu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy từng tỉ lệ tử vong trong 2 tuần sau tổn thương ở bệnh nhân được chỉ định methylprednisolon natri succinat so với giả dược (1,18 nguy cơ tương đối). Nguyên nhân do liên quan với điều trị methyl- prednisolon natri succinat chưa được thiết lập.
Tác dụng ức chế miễn dịch/tăng mẫn cảm với nhiễm khuẩn: Corticoid có thể che lấp một số dấu hiệu nhiễm khuẩn và một số nhiễm khuẩn mới xuất hiện trong khi dùng thuốc. Khi dùng corticoid, có thể giảm sức đề kháng và mất khả năng khu trú nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn mầm sinh bệnh do nhiều nguyên nhân như: Virút, vi khuẩn, nấm, đơn bào hoặc giun sán ở bất kì nơi nào của cơ thể có thể đi kèm với corticoid dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác mà tác động tới miễn dịch tế bào hoặc miễn dịch thể dịch hoặc tới chức năng của bạch cầu trung tính.
Những sự nhiễm khuẩn đó có thể nhẹ, nhưng cũng có thể nghiêm trọng và có khi gây tử vong. Khi tăng liều corticoid, thì tỷ lệ mắc các biến chứng nhiễm khuẩn càng tăng lên.
Chống chỉ định dùng vắc-xin sống hoặc sống đã giảm độc lực ở bệnh nhân dùng các liều corticoid gây suy giảm miễn dịch. Có thể dùng vắc-xin chết hoặc bất hoạt cho bệnh nhân dùng liều corticoid gây suy giảm miễn dịch; tuy nhiên, đáp ứng của bệnh nhân với các loại vắc-xin này có thể giảm đi.
Các qui trình thao tác miễn dịch được chỉ định có thể được sử dụng cho bệnh nhân dùng các liều corticoid không gây suy giảm miễn dịch. Sử dụng methylprednisolon natri succinat trong bệnh lao hoạt động cần hạn chế trong các trường hợp lao lan tràn hoặc lao đột ngột mà khi đó dùng corticosteroid để quản lý bệnh phối hợp với chế độ thuốc chống lao thích hợp.
Nếu dùng corticoid ở người bệnh lao tiềm tàng hoặc phản ứng với tuberculin, cần có theo dõi chặt chẽ vì có thể gặp sự tái hoạt hóa của bệnh lao. Trong khi dùng corticoid dài ngày, bệnh nhân cần dùng dự phòng bằng hóa liệu pháp.
Tác dụng trên hệ miễn dịch: Vì có thể gặp (tuy hiếm) các phản ứng phản vệ (ví dụ: Co thắt phế quản) ở bệnh nhân dùng corticoid theo đường tiêm, nên cần có những biện pháp thận trọng thích hợp trước khi dùng corticoid, đặc biệt khi bệnh nhân có tiền sử dị ứng với một thuốc nào đó.
Tác dụng trên tim: Sau khi tiêm nhanh các liều cao methylprednisolon natri succinat (quá 0,5 gam dùng trong thời gian dưới 10 phút), có gặp rối loạn nhịp tim và/ hoặc trụy mạch và/hoặc ngừng tim. Trong và sau khi dùng liều cao methylprednisolon natri succinat có khi gặp chậm nhịp tim và có thể không có liên quan tới tốc độ và thời gian tiêm truyền.
Tác dụng trên mắt: Cần dùng thận trọng corticoid ở bệnh nhân nhiễm Herpes simplex ở mắt vì có thể bị thủng giác mạc.
Tác dụng trên thần kinh: Các rối loạn về tâm thần có thể gặp khi dùng corticoid, đi từ sảng khoái, mất ngủ, dao động về tính khí, thay đổi nhân cách và trầm cảm nghiêm trọng tới các biểu hiện thuộc bệnh tâm thần thật sự, khuynh hướng bất ổn về xúc động và về bệnh tâm thần sẵn có cũng có thể trầm trọng lên khi dùng corticoid.
Tác dụng lên ống tiêu hóa: Dùng thận trọng corticoid ở bệnh nhân có viêm loét đại tràng không đặc hiệu khi có khả năng xảy ra thủng, áp-xe hoặc nhiễm khuẩn khác sinh mủ. Cũng nên dùng cẩn thận corticoid ở bệnh nhân mới nối ruột, viêm túi thừa, loét miệng nối hoạt động hoặc tiềm tàng, suy thận, tăng huyết áp, loãng xương hoặc nhược cơ.
Tác dụng trên hệ cơ xương: Có gặp bệnh cơ cấp tính khi dùng liều cao corticoid, thường người có rối loạn dẫn truyền thần kinh- cơ (ví dụ: Nhược cơ), hoặc ở bệnh nhân dùng phối hợp thuốc phong bế thần kinh-cơ (ví dụ: Pancuronium). Bệnh cơ cấp tính đó là ở nhiều nơi, có thể ảnh hưởng tới cơ mắt, cơ hô hấp và có thể dẫn tới tê tứ chi. Có thể tăng hàm lượng creatin-kinase (CK). Sự cải thiện và hồi phục lâm sàng sau khi ngừng corticoid có khi phải cần đến sau nhiều tuần tới nhiều năm.
Các tác dụng phụ khác: Sarcôm Kaposi có gặp ở người dùng corticoid. Ngừng thuốc có thể làm thuyên giảm về lâm sàng. Tình trạng sau đây chỉ áp dụng cho những nước có dùng alcol benzylic trong công thức thuốc: Sản phẩm này có chứa alcol benzylic. Alcol benzylic đã được thấy gây nên 'hội chứng Gosping' dẫn tới tử vong ở trẻ đẻ non.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa đánh giá được một cách có hệ thống về ảnh hưởng của methylprednisolon natri succinat tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Nghiên cứu trên súc vật cho thấy corticoid khi dùng liều cao cho súc vật mẹ có thể gây dị dạng cho thai. Tuy nhiên, corticoid có vẻ như không gây bất thường bẩm sinh khi dùng cho người mẹ mang thai. Nghiên cứu hồi cứu cho thấy có tăng tỷ lệ nhẹ cân ở trẻ sinh ra từ những người mẹ dùng corticoid.
Mặc dầu có những tìm tòi trên súc vật, có thể khả năng rủi ro cho thai là cách biệt khi dùng thuốc trong khi mang thai. Tuy nhiên, vì những nghiên cứu trên người không thể loại trừ khả năng rủi ro, nên chỉ dùng methylprednisolon natri succinat trong thai kì khi thật cần thiết.
Corticoid qua được hàng rào nhau thai. Mặc dù suy thượng thận khi mới sinh là hiếm ở trẻ em khi còn nằm trong bụng mẹ bị nhiễm corticoid từ mẹ, những trẻ mà tiếp xúc với các liều đáng kể corticoid mà mẹ đã dùng thì cần theo dõi cẩn thận và được đánh giá về các dấu hiệu suy thượng thận. Chưa thấy corticoid có ảnh hưởng tới sự đau đẻ và rặn đẻ.
Thời kỳ cho con bú
Corticosteroid (kể cả prednisolon) bài tiết được qua sữa mẹ. Do chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người, chỉ dùng Corticosteroid cho phụ nữ cho con bú khi lợi ích mang lại vượt trội so với nguy cơ có thể gặp trên trẻ bú mẹ.
Tương tác thuốc
Sự ức chế lẫn nhau về chuyển hóa đã gặp khi dùng cùng với cyclosporin và methylprednisolon, vì vậy có thể những hiện tượng có hại gặp ở từng thuốc sẽ dễ có khả năng gặp lại cao hơn.
Đã thấy có co giật khi phối hợp methylprednisolon với cyclosporin. Những thuốc gây cảm ứng enzym gan (như phenobarbital, phenytoin, rifampicin) có thể làm tăng độ thanh lọc của methylprednisolon và có thể cần tăng liều methylprednisolon để đạt đáp ứng mong muốn.
Các chất ức chế CYP3A4 (như nhóm macrolid, thuốc chống nấm nhóm triazole, một số chất phong bế kênh calci) có thể ức chế chuyển hóa của methylprednislon và do đó làm giảm độ thanh lọc của thuốc này. Vì vậy, cần chuẩn độ liều lượng methylprednisolon để tránh độc tính của steroid. Methylprednisolon có thể làm tăng độ thanh lọc của liều cao aspirin dùng dài ngày. Điều này có thể dẫn tới làm giảm mức salicylat trong huyết thanh hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm độc salicylat khi ngừng dùng methylprednisolon.
Cần dùng thận trọng aspirin cùng corticoid ở bệnh nhân có giảm prothrombin máu. Ảnh hưởng của methylprednisolon tới thuốc uống chống đông máu có thể thay đổi. Có những báo cáo tác dụng của thuốc chống đông máu bị tăng có khi lại bị giảm khi phối hợp với corticoid. Vì vậy cần theo dõi các chỉ số về đông máu để giữ vững tác dụng chống đông máu mong muốn.
Tương kỵ: Sự tương hợp và độ ổn định khi tiêm tĩnh mạch dung dịch methylprednisolon natri succinat và khi trộn lẫn với các dung dịch khác cũng tiêm tĩnh mạch là phụ thuộc vào pH của dung dịch trộn lẫn, vào nồng độ, thời gian, nhiệt độ và khả năng tự hòa tan của methylprednisolon. Như vậy, để tránh các vấn đề tương kỵ và ảnh hưởng đến độ ổn định, nếu có thể được thì nên tiêm dung dịch methylprednisolon natri succinat riêng rẽ, không trộn lẫn với các thuốc khác.
Dược lý
Dược lực học
Methylprednisolon là một glucocorticoid tổng hợp, dẫn xuất 6-alpha-methyl của prednisolon. Thuốc chủ yếu được dùng để chống viêm, hoặc ức chế miễn dịch. Thuốc thường được dùng dưới dạng este hóa hoặc không este hóa để điều trị những bệnh mà corticosteroid có chỉ định.
Do methyl hóa prednisolon, thuốc methylprednisolon chỉ có tác dụng mineralocorticoid tối thiểu (chuyển hóa muối rất ít), không phù hợp để điều trị đơn độc suy tuyến thượng thận. Nếu dùng methylprednisolon trong trường hợp này, phải dùng thêm một mineralocorticoid.
Methylprednisolon có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và chống tế bào tăng sinh. Tác dụng chống viêm là do methylprednisolon làm giảm sản xuất, giải phóng và hoạt tính của các chất trung gian chống viêm (như histamin, prostaglandin, leucotrien...), do đó làm giảm các biểu hiện ban đầu của quá trình viêm.
Methylprednisolon ức chế các bạch cầu đến bám dính vào các thành mạch bị tổn thương và di trú ở các vùng bị tổn thương, làm giảm tính thấm ở vùng đó, như vậy làm các tế bào bạch cầu đến ít vùng bị tổn thương. Tác dụng này làm giảm thoát mạch, sưng, phù, đau.
Đặc tính ức chế miễn dịch làm giảm đáp ứng đối với các phản ứng chậm và tức thì (typ III và typ IV). Điều này là do ức chế tác dụng độc của phức hợp kháng nguyên - kháng thể gây viêm mạch dị ứng ở da. Bằng ức chế tác dụng của lymphokin, tế bào đích và đại thực bào, corticosteroid đã làm giảm các phản ứng viêm da tiếp xúc do dị ứng.
Ngoài ra, corticosteroid còn ngăn cản các lympho bào T và các đại thực bào nhạy cảm tới các tế bào đích. Tác dụng chống tế bào tăng sinh làm giảm mô tăng sản đặc trưng của bệnh vảy nến.
Dược động học
Sinh khả dụng xấp xỉ 80%. Tác dụng tối đa 1 - 2 giờ sau khi uống thuốc, 4 - 8 ngày sau khi tiêm bắp, 1 tuần sau tiêm trong khớp.
Dạng muối succinat có độ tan lớn nên có tác dụng nhanh khi tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. Thời gian tác dụng phụ thuộc đường dùng: 30 - 36 giờ với đường uống, 1 - 4 tuần với tiêm bắp, 1 - 5 tuần đối với tiêm trong khớp.
Dạng muối acetat có độ tan thấp nên có tác dụng kéo dài khi tiêm bắp. Thể tích phân bố: 0,7 - 1,5 lít/kg. Methylprednisolon được chuyển hóa trong gan, giống như chuyển hóa của hydrocortison, và các chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu. Nửa đời thải trừ xấp xỉ 3 giờ, giảm đối với người béo phì.
Bảo quản
Sản phẩm chưa pha chế: Bảo quản dưới 30°C.
Sản phẩm đã pha chế: Bảo quản dung dịch đã pha ở nhiệt độ phòng có kiểm soát
15oC - 30oC. Sử dụng dung dịch đã pha trong vòng 48 giờ sau khi trộn lẫn.