3 nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin bạch hầu càng sớm càng tốt

Hiện nay, bệnh bạch hầu đã quay lại, khiến 1 người tử vong và lây lan nhanh chóng, số người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Do đó, tiêm vắc xin bạch hầu được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Ai ai cũng đòi đi tiêm vì sợ, vậy thì đâu mới là nhóm đối tượng cần thiết nhất? Hãy cùng dược sĩ Uphama tìm hiểu và giải đáp trong bài viết sau nhé!

1. Tại sao cần tiêm vắc xin bạch cầu?

Vắc xin bạch hầu là loại vắc xin giúp người tiêm có thể phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh bạch hầu hiệu quả. Thuốc này có mặt trên thị trường vào năm 1923. Tuy nhiên, tới năm 1985, Việt Nam mới chính thức sử dụng vắc xin này và đưa vào trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Bệnh bạch hầu là một trong những bệnh truyền nhiễm, có tốc độ lây lan nhanh và rất nguy hiểm. Nếu chữa trị không kịp thời, bệnh sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc viêm thần kinh ngoại biên hoăc viêm cơ tim cao. 

vắc xin bạch hầu
Bệnh bạch hầu có tốc độ truyền nhiễm nhanh và nguy hiểm

Thông thường, chỉ sau vài tuần mắc bệnh bạch hầu, người bệnh sẽ bị viêm cơ tim, gây ra suy tim. Và khi biến chứng này diễn ra sớm sẽ đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.

Còn bệnh viêm thần kinh ngoại biên sẽ khiến bệnh nhân giảm khả năng hoạt động. Chẳng hạn tê cơ, tê liệt vòng miệng… Bên cạnh đó, nó còn gây ảnh hưởng tới thận, phổi. Thậm chí, bạch hầu còn khiến đường thở bị tắc nghẽn, suy hô hấp, nhất là với trẻ nhỏ.

Do đó, tiêm vắc xin được xem là cần thiết giúp phòng ngừa bệnh, bảo vệ trẻ, bản thân và người thân gia đình. Đồng thời, người bệnh sẽ giảm được các triệu chứng cũng như biến chứng nguy hiểm. 

2. Ba đối tượng cần tiêm vắc xin bạch hầu càng sớm càng tốt

Bệnh bạch cầu đang diễn ra ở một số tỉnh thành. Đặc biệt có đã có ca tử vong nên khiến cho mọi người lo lắng. Và nhiều người trong số đó có ý định đi tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh.

Trước tình trạng này, PGS.TS Trần Đắc Phu (làm việc bộ Y tế) cho biết mọi người không nên lo lắng. Nếu thấy mình có nguy cơ mắc bệnh thì mới nên đi tiêm vắc xin, tránh phải chờ đợi lâu, lây nhiễm chéo tăng cao. Điều này còn khiến giá vắc xin tăng cao.

Bên cạnh đó, PGS Phu cũng chỉ ra các nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin bạch hầu càng sớm càng tốt như sau:

2.1. Trẻ nhỏ

Như thông tin ở trên, bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm. Trong khi đó, trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu nên dễ mắc bệnh. Đồng thời, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn so với các đối tượng khác. Vì thế, trẻ từ 2 tháng tuổi trở đi bắt buộc tiêm vắc xin bạch hầu.

Thông thường, bé sẽ tiêm một trong các loại sau:

  • Vắc xin 5 trong 1: Vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu, viêm gan B, uốn ván, bệnh do vi khuẩn Hib gây ra, ho gà.

  • Vắc xin 6 trong 1: Vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu, viêm gan B, uốn ván, bệnh do vi khuẩn Hib gây ra, ho gà, bại liệt.

vắc xin bạch hầu
Vắc xin 6 trong 1 giúp phòng ngừa bệnh bạch hầu

Liệu trình tiêm vắc xin bạch hầu cho bé gồm có các mũi:

  • Mũi 1: Tiêm từ khi bé đủ 2 tháng tuổi trở đi.

  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất là 1 tháng.

  • Mũi 3: Tiêm cách mũi 2 khoảng 1 tháng.

  • Mũi 4: Đây là mũi nhắc lại, tiêm khi con được 18 tháng tuổi.

2.2. Phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ

Chị em đang ở độ tuổi sinh đẻ cũng là nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin bạch hầu càng sớm càng tốt. Việc này sẽ vừa giúp bảo vệ sức khỏe người mẹ vừa giúp bảo vệ thai nhi nhờ kháng thể từ mẹ truyền qua.

Hiện nay, vắc xin 3 trong 1 được bộ Y tế khuyến cáo sử dụng cho mẹ bầu đang mang thai từ tuần 27 đến tuần 32. Nếu thai phụ tiêm trước thời gian đó sẽ không cần phải tiêm nhắc lại.

vắc xin bạch hầu
Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên tiêm vắc xin bạch hầu

2.3. Người chưa tiêm vắc xin

Người chưa tiêm vắc xin, nhất là người già cũng là đối tượng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao. Do đó, tiêm vắc xin ngừa bạch hầu cũng rất cần thiết. 

Sau khi tiêm, mọi người sẽ tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ khỏi mầm mống gây bệnh tới 10 năm. Sau đó thì sẽ giảm dần.

3. Các câu hỏi thường gặp về tiêm vắc xin bạch hầu

Ngoài đối tượng cần tiêm chủng, các bạn có thể tìm hiểu thêm về vắc xin thông qua các câu hỏi thường gặp sau:  

3.1. Tiêm vắc xin bạch hầu cần chú ý điều gì?

Trả lời: Để đảm bảo an toàn sau khi tiêm vắc xin bạch hầu, các bạn cần chú ý điều sau:

  • Cần ở lại bệnh viện, trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi. Nếu có phản ứng bất thường, bác sĩ có thể xử lý kịp thời.

  • Không tự ý dùng thuốc khi bị sốt, cần có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Theo dõi sức khỏe trong vòng 2 – 3 ngày sau khi tiêm.

  • Uống đủ nước, có chế độ ăn uống khoa học để bổ sung dưỡng chất đầy đủ.

3.2. Sau tiêm vắc xin bạch hầu có triệu chứng gì?

Trả lời: Phản ứng sau khi tiêm vắc xin thường gặp là sốt nhẹ, sưng đỏ, đau, ê buốt ở chỗ tiêm. Hoặc một số người sẽ chỉ có phản ứng đau nhức cơ, bị ngứa. Những triệu chứng này không quá nguy hiểm, thường sau 1 – 2 ngày sẽ tự biến mất.

Trong trường hợp sốt cao và không đỡ dù đã dùng thuốc hạ sốt, bạn nên tìm đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

3.3. Tiêm chủng rồi có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu không?

Trả lời: Khi tiêm vắc xin phòng bạch hầu đầy đủ, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể tự miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, một số ít đối tượng sau khi tiêm không tạo ra đủ lượng kháng thể nên vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do không tuân thủ đúng lịch tiêm chủng, không tiêm nhắc lại… Do đó, mọi người cần tiêm nhắc lại, cứ 10 năm 1 lần để phòng ngừa bệnh tốt nhất.

vắc xin bạch hầu
Tiêm chủng rồi vẫn có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Như vậy, 3 nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin bạch hầu càng sớm càng tốt đã được dược sĩ Uphama chia sẻ trên đây. Nếu bạn thuộc vào một trong những đối tượng này, hãy chủ động đi tiêm chủng để phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích, mọi người đừng quên truy cập vào trang Uphamra nhé.