Bệnh dại bùng phát: Nhận biết biểu hiện và cách phòng ngừa

Bệnh dại là một căn bệnh hết sức nguy hiểm mà khi bùng phát sẽ gây tử vong. Đa số các trường hợp mắc bệnh lây qua vết cắn của chó, mèo. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc căn bệnh này. Vậy biểu hiện của bệnh dại là gì? Cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Upharma tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Nguyên nhân gây bệnh dại?

Virus dại (Rhabdovirus)
Virus dại (Rhabdovirus)

Bệnh dại gây ra bởi các siêu vi thuộc họ Rhabdoviridae. Đường lây truyền thường do vết cắn của súc vật mang virus dại như chó, mèo, dơi,… Theo trang báo Bình Thuận, tại Việt Nam có 32 ca tử vong do bệnh dại từ đầu năm 2024 đến nay. Số liệu trên được ghi nhận tại 18 tỉnh, thành phố. So với cùng kỳ năm 2023, số ca bệnh đã tăng nhiều hơn 3 ca.

Các siêu vi dại bị bất hoạt khi nồng độ pH dưới 3 hoặc trên 11. Chúng yếu đi nhanh chóng và bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời, độ ẩm thấp, nhiệt độ 56 độ trong vòng một giờ.

Bệnh chỉ lây qua từ vết cắn, vết cào xước có chứa mầm bệnh của súc vật. Do vậy sau khi bị cắn, chúng ta cần xác định con vật cắn có mắc bệnh hay không. Để đảm bảo an toàn, chúng ta cần theo dõi con vật ít nhất 10 ngày sau khi bị nó cắn.

2. Biểu hiện bệnh dại là gì?

Biểu hiện bệnh dại là gì
Biểu hiện bệnh dại là gì

 

Bệnh dại cũng được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm. Do đó, bệnh cũng trải qua các giai đoạn: thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ khởi phát (giai đoạn tiền triệu), thời kỳ toàn phát. 

Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng gì. Trung bình giai đoạn này kéo dài từ 20-60 ngày, tuỳ theo vị trí và mức độ của vết cắn. Vết cắn càng gần não thì thời kỳ này càng ngắn đi và ngược lại. Có trường hợp được ghi nhận, thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài đến 19 năm mới khởi phát bệnh.

Đến thời kỳ khởi phát bệnh dại, người bệnh bắt đầu có các biểu hiện: sốt, mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu,... Ngoài ra, người bệnh có thể thấy xuất hiện cảm giác ngứa, đau, dị cảm tại vết cắn dù cho vết cắn có thể đã lành. Bệnh nhân thay đổi tính tình, luôn cảm thấy hồi hộp, bứt rứt, lo lắng, bất an, mất ngủ, tinh thần dễ bị kích thích. Ở giai đoạn này, người nhà của bệnh nhân cần đưa họ đến bệnh viện để hạn chế các rủi ro.

Nguy hiểm nhất khi con virus tấn công đến hệ thần kinh trung ương của người bệnh tương đương thời kỳ toàn phát. Lúc này, bệnh dại được biểu hiện thành hai thể là thể hung dữ và thể bại liệt. 

2.1 Thể hung dữ

Thể hung dữ ở người bệnh là thể thường gặp nhất. Thể bệnh này chiếm khoảng 80%. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh là bệnh dại lây truyền từ người sang người. Cũng chưa  từng ghi nhận có ca bệnh dại nào lây từ người sang người. Do đó, bạn có thể yên tâm nếu như bạn có vết thương hoặc vết cắn từ người bị mắc bệnh.

Thể hung dữ
Thể hung dữ

Biểu hiện điển hình là người bệnh rất sợ nước, có các hành vi kích động: la, hét, rú lên như chó sủa,... Các triệu chứng này của bệnh nhân luôn xuất hiện theo từng cơn trong ngày với đặc trưng là hung dữ và cuồng bạo. Hành vi trốn chạy, mất định hướng, vùng vẫy, cắn xé, thở dồn dập, đứt hơi cũng được ghi nhận. 

Bệnh diễn tiến rất nhanh một khi đã khởi phát triệu chứng, người bệnh tử vong trong vòng từ 2-4 ngày sau đó. Giữa hai cơn thì bệnh nhân vẫn rất tỉnh táo, họ vẫn nhận biết được mọi thứ xung quanh. Đây mới chính là sự giày vò đối người nhà và bệnh nhân.

2.2 Thể bại liệt

Thể này thường gặp ở người bệnh đã được tiêm ngừa vắc xin sau khi bị súc vật cắn, nhưng chỉ chiếm 20% các trường hợp. Người bệnh cũng có triệu chứng đau và dị cảm ngay vết cắn kèm đau tay chân, đau cột sống. Nhưng tình trạng nhanh chóng biến chuyển sang liệt tứ chi, mất sức, không cử động được. 

Thể bại liệt
Thể bại liệt

Bệnh kéo dài từ 2-20 ngày với đặc trưng là liệt cơ cổ, mặt, lưỡi, cơ hô hấp. Càng về sau các triệu chứng liệt ngày càng nặng hơn và dẫn đến liệt tất cả các cơ quan trong cơ thể. Ở thể bại liệt bệnh tiến triển kéo dài hơn thể hung dữ nhưng người bệnh vẫn tử vong sau đó.

3. Cách phòng ngừa bệnh dại

3.1 Tiêm vaccine phòng dại

Tiêm vaccine phòng dại

Có hai loại thuốc tiêm ngừa được dùng phối hợp hoặc đơn độc là vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại. Các loại vắc xin ngừa dại luôn được khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt. Thông thường có hai đường tiêm là tiêm bắp và tiêm dưới da .

Đối với người chưa từng tiếp xúc với virus lộ trình tiêm bắp vaccin phòng dại bao gồm 3 mũi. Cụ thể như sau:

  • Mũi 1: Tiêm vào ngày đầu tiên khi bị động vật cắn.

  • Mũi 2: Tiêm vào ngày thứ 7, tính từ thời điểm bị căn.

  • Mũi 3: Tiêm vào ngày thứ 30.

Còn với người đã từng tiếp xúc virus dại sẽ tiêm 5 mũi:

  • Mũi 1: Tiêm vào ngày đầu tiên khi bị động vật cắn.

  • Mũi 2: Tiêm vào ngày thứ 3 sau khi bị cắn.

  • Mũi 3: Tiêm vào ngày thứ 7, tính từ thời điểm bị cắn.

  • Mũi 4: Tiêm vào ngày thứ 14.

  • Mũi 5: Tiêm vào ngày thứ 30.

Điều quan trọng không kém là phải theo dõi được con vật cắn người bệnh. Nếu ngay tại thời điểm bị cắn, con vật có biểu hiện rõ triệu chứng dại thì bạn phải đi tiêm vaccine ngay. Trong trường hợp bạn xác nhận được nó đã tiêm phòng đầy đủ thì bạn có thể không cần tiêm vaccine.

3.2 Cẩn trọng khi tiếp xúc với động vật

Có thể thấy rằng con đường lây bệnh dại duy nhất là thông qua vết cắn của động vật. Việc này sẽ nguy hiểm hơn nếu bạn không biết rõ về con vật đó. Vậy nên bạn cần hết sức cẩn trọng khi tiếp xúc với động vật đặc biệt là những động vật lạ ở ngoài đường. Bạn cần tránh lại gần chó, mèo được thả rông để hạn chế rủi ro mắc bệnh. 

Súc vật khi bị nghi mắc dại cần bắt nhốt ít nhất 10 ngày để theo dõi các triệu chứng. Nếu nó có biểu hiện hoặc triệu chứng của dại cần đưa đi tiêu huỷ nhằm tránh lây lan ra cộng đồng. 

Khi vật nuôi trong nhà bị cắn bởi súc vật mang mầm bệnh cũng cần phải loại bỏ virus. Nếu bạn có nuôi chó, mèo đừng quên tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ chúng và những người xung quanh bạn.

3.3 Xử lý khi có vết cắn

Xử lý khi có vết cắn

Mặc dù nâng cao cảnh giác và hạn chế tiếp xúc nhưng việc bị động vật cắn hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn cần nhanh chóng sơ cứu vết thương để giảm nguy cơ lây nhiễm. Bạn phải xối rửa thật kỹ vết cắn liên tục trong vòng 15 phút với nước và xà phòng. Sau đó, vết thương cần được sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch iốt. Sơ cứu xong bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ.

Bệnh dại là một bệnh hết sức nguy hiểm, có thể gây tử vong. Đó là lý do Upharma cung cấp cho các bạn thông tin để bạn biết cách phòng và bảo vệ gia đình. Vì mức độ nguy hiểm cao nên bệnh dại gây ảnh hưởng nặng nề về tâm lý của người bệnh và cả người xung quanh. Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp thêm một số thông tin hữu ích cho bạn về bệnh dại và cách phòng tránh.