Dây rốn quấn cổ thai nhi liệu có nguy hiểm không?

Dây rốn quấn cổ thai nhi là hiện tượng thường gặp, xảy ra bất cứ lúc nào, thậm chí là trong lúc sinh. Không ít mẹ bầu lo lắng, cảm thấy bất an khi gặp tình trạng này. Vậy dây rốn quấn cổ thai nhi có gây nguy hiểm không? Mọi người hãy cùng Upharma đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Vai trò của dây rốn

Dây rốn là ống nối giữa bánh nhau của mẹ bầu và bụng của thai nhi. Thông thường, nó sẽ được hình thành khi mẹ bầu mang thai ở tuần thứ 5 với chức năng cung cấp oxy, dinh dưỡng cho thai nhi. 

Dây rốn cũng đảm nhận vai trò vận chuyển máu thiếu oxy và các chất thải từ thai nhi qua mẹ. Ngoài ra, nó còn giúp máu không lẫn các chất khác nên bé cưng có thể sống, phát triển thuận lợi trong bụng mẹ. Khi dây rốn hoạt động tốt thì mẹ sẽ khỏe mạnh, con phát triển tốt cho tới lúc sinh. 

Khi chào đời, bé sẽ tự thở, tiểu tiện và bú sữa mẹ. Lúc này, dây rốn không còn tác dụng đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, bác sĩ sẽ cắt một phần dây rốn sau khi sinh, chỉ để lại một phần gốc rốn ở trên cơ thể. Sau khoảng 2 tuần trở đi, gốc rốn sẽ khô lại và rụng đi để lại vết sẹo lồi hoặc lõm. Sẹo đó được gọi là rốn.

Vai trò của dây rốn

2. Nguyên nhân thường gặp khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ còn được mọi gọi là tràng hoa quấn cổ. Đây là tình trạng thai nhi bị dây rốn kết nối giữa mẹ và bé quấn quanh cổ một hoặc nhiều vòng. Hiện tượng này hay xuất hiện ở tháng thứ 5 trở đi của thai kỳ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này còn do:

  • Mẹ vận động mạnh, quá sức: Khi mẹ hoạt động nhiều, quá sức, thai nhi trong bụng thường quay đầu và chúc xuống dưới. Như thế, con dễ bị dây rốn quấn quanh cổ, người. 

  • Dây rốn dài: Thông thường, dây rốn dài khoảng 60cm. Tuy nhiên, bé cử động nhiều trong bụng mẹ sẽ khiến dây rốn dài ra. Khi dây càng dài thì trẻ càng có nguy cơ bị dây rốn quấn quanh tay, cổ... cao hơn. 

  • Mẹ đa ối, dư nước ối: Nước ối nhiều làm cho tử cung giãn nở giúp bé trườn, cử động dễ dàng. Nhưng điều này lại khiến con yêu dễ vướng vào dây rốn và bị cuốn lại.

  • Dây rốn không đủ mềm: Dây rốn cứng, không đủ trơn dễ bị thắt nút nên thường gây ra tình trạng quấn tay chân, cổ, người thai nhi. 

Dây rốn bị thắt nút

3. Dây rốn quấn cổ thai nhi liệu có nguy hiểm không?

Trên thực tế, thai nhi bị tràng hoa quấn cổ diễn ra rất nhiều nhưng thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, không thiếu những trường hợp gặp nguy hiểm khi thai nhi bị dây quấn cổ. Tùy mức độ cuốn cổ thai nhi và số vòng quấn mà có thể gặp biến chứng như sau: 

3.1. Nhịp tim bất thường

Nhịp tim bất thường là biến chứng mà thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng trở đi hay gặp phải khi mẹ chuyển dạ. Bởi cơn co thắt khi mẹ sắp sinh khiến cho dây rốn siết chặt, làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu tới thai nhi. Từ đó dẫn đến nhịp tim của thai nhi không ổn định. 

3.2. Tăng nguy cơ thai nhi chết lưu

Thai nhi chết lưu trong bụng mẹ do dây rốn quấn quanh cổ cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít. Tính tới năm 2022, chỉ có 1 thai nhi chết lưu  khi gặp phải tình trạng này.  

3.3. Ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi

Vai trò của dây rốn là truyền máu, các dưỡng chất… từ cơ thể mẹ tới thai nhi. Tuy nhiên, dây rốn quấn quá chặt khiến lượng máu và nhiều chất khác truyền đến bé bị giảm đi. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

3.4. Nguy cơ phải mổ lấy thai

Khi dây rốn quấn nhiều vòng sẽ khiến cho đầu của thai nhi ngửa ra phía sau. Khi đó, mẹ sinh thường sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định mổ để lấy thai. 

Dây rốn quấn cổ thai nhi rất nguy hiểm cho bé

4. Cách phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ 1 vòng, 2 vòng,... thường không có bất cứ biểu hiện nào rõ rệt. Mẹ phát hiện ra tình trạng này dựa vào:

  • Thai máy: Khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ sẽ cảm thấy khó thở, gây ra các cử động bất thường. Có thể bé sẽ đạp ít hoặc nhiều hơn so với những ngày khác.

  • Siêu âm: Siêu âm là kỹ thuật hình ảnh tiên tiến hiện nay, cung cấp hình ảnh thai nhi theo 2 màu đen và trắng rõ nét nhất. Nhờ đó, bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất bé cưng có bị dây rốn quấn quanh cổ hay không. Do vậy, các mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo chỉ định để nắm bắt diễn biến của thai nhi. Nếu phát hiện ra điều bất lợi, mẹ có thể can thiệp xử lý kịp thời. 

Siêu âm định kì để phát hiện kịp thời

5. Gợi ý mẹo chữa mẹ nên áp dụng

Trên thực tế, tràng hoa quấn cổ sẽ tự hết chỉ khi bé cưng vận động. Tuy nhiên, các bà, các mẹ vẫn truyền tai nhau mẹo chữa khi gặp tình trạng này. Đó là bò quanh giường với chiều ngược chiều kim đồng hồ. Tùy vào số vòng dây rốn quấn quanh cổ bao nhiêu, mẹ bầu sẽ bò bấy nhiêu vòng. 

Tuy nhiên, mẹ cần chú ý điều sau khi áp dụng để đảm bảo sức khỏe, không ảnh hưởng tới thai nhi:

  • Không nên bò khi đang mệt hoặc vừa ăn cơm xong.

  • Nên bò chậm. Bởi mẹ bầu hay thiếu máu, nếu bò nhanh sẽ bị chóng mặt, mệt mỏi. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến bé cưng trong bụng. 

  • Mẹ cần chú ý tới cử động của thai nhi trong bụng sau khi bò xong. Nếu thấy bé đạp nhiều hoặc ít hơn so với trước, bạn hãy nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám.

Bên cạnh áp dụng mẹo trên, mẹ bầu hãy đi khám thai theo đúng lịch mà bác sĩ chỉ định. Điều này giúp mẹ theo dõi thai nhi tốt nhất, ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra.

6. Làm gì để hạn chế tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi?

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này chính là mẹ vận động mạnh, quá sức. Bởi vậy, mẹ chú ý những điều sau để có thể hạn chế dây rốn quấn cổ bé yêu:

  • Tránh hoạt động mạnh.

  • Không nên xoa bụng thường xuyên.

  • Nên ngủ sớm, nghỉ ngơi đầy đủ.

  • Nằm ngủ nghiêng sang bên trái.
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ

Trên đây là những thông tin giải đáp dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không đầy đủ nhất. Hy vọng, mẹ bầu đã có thể yên tâm phần nào và có thêm mẹo để khắc phục khi gặp tình trạng này. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, diễn ra suôn sẻ. Nếu có thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ cho dược sĩ Upharma để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng.