Dinh dưỡng cho người bị sỏi thận và những lưu ý

Bị sỏi thận dẫn đến nhiều sự khó chịu và bất tiện cho đời sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những  biến chứng nghiêm trọng. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận. Trong bài viết dưới đây dược sĩ Upharma sẽ chia sẻ cho bạn về chế độ dinh dưỡng của người bị sỏi thận

1. Tổng quan về bệnh sỏi thận

1.1. Sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận là một bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Thuật ngữ sỏi trong y khoa được dùng để chỉ các tinh thể kết tinh trong cơ thể của chúng ta. Bản chất các tinh thể này là các các chất bão hòa ở trong nước tiểu kết tinh lại với nhau. Tùy vào thành phần cấu tạo nên mà chúng ta gọi là sỏi calcium, sỏi urat hay sỏi oxalate.

Bệnh sỏi thận là một bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Ở Việt Nam bệnh sỏi thường gặp nhất là sỏi oxalate. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận ở nam được ghi nhận nhiều hơn ở nữ. Trong đó độ tuổi bị sỏi thận thường gặp là từ 30 – 55 tuổi. Cũng giống như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh sỏi thận có liên quan rất nhiều đến ăn uống và chế độ sinh hoạt.

Ở Việt Nam bệnh sỏi thường gặp nhất là sỏi oxalate

Nguyên nhân chính khiến cho bạn dễ bị sỏi thận là ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalate, canxi, đạm, natri... Hoặc do bạn ăn nhiều các thực phẩm làm thay đổi pH nước tiểu như nước có gas, vitamin C, thức uống chứa nhiều đường. Từ đó, làm tăng nồng độ các chất trong nước tiểu dẫn đến tăng sự kết dính tinh thể tạo thành sỏi ở thận.

Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng không kém chính là lối sống tĩnh tại ít hoạt động của con người ngày nay. Khi bạn ít vận động làm cho quá trình đào thảo nước tiểu kém hơn bình thường sỏi càng dễ hình thành hơn. Chính vì cơ chế lắng đọng tạo sỏi này, nhiều người giữ thói quen nhịn tiểu sẽ có nguy cơ bị sỏi thận rất cao.

2. Người bị sỏi thận nên ăn gì?

2.1. Cung cấp đầy đủ canxi

Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc sỏi oxalate chiếm phần lớn do đó việc hạn chế nồng độ oxalate trong cơ thể là mục tiêu điều trị ngăn ngừa sỏi thận hàng đầu. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ sẽ làm tăng nồng độ oxalate trong cơ thể. Vì vậy, bạn cần cung cấp đủ lượng canxi trong khẩu phần ăn để hạn chế tình trạng tăng quá mức nồng độ oxalate. 

2.2. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin

Trong bữa ăn bạn nên bổ sung thêm nhiều loại trái cây vì chúng chứa rất nhiều khoáng chất tốt và vitamin. Hai loại vitamin tốt nhất cho người bị sỏi thận là vitamin A và vitamin D. Cụ thể, vitamin A làm giảm quá trình lắng đọng chất bão hoà, hạn chế sự kết dính tạo sỏi. Vitamin D giúp cho quá trình hấp thụ canxi của cơ thể tốt hơn, từ đó làm giảm nồng độ oxalate.

Trong bữa ăn bạn nên bổ sung thêm nhiều loại trái cây vì chúng chứa rất nhiều khoáng chất tốt và vitamin

2.3. Thực phẩm giàu chất xơ

Những bệnh nhân bị sỏi thận thường được bác sĩ khuyên phải ăn, bổ sung thật nhiều rau và chất xơ. Vì các thực phẩm nhiều chất xơ không chỉ kích thích bài tiết mà còn tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp bạn ngăn ngừa táo bón, tránh cho cơ thể bị tích tụ quá nhiều độc tố. Chúng ta được khuyến cáo cần nạp ít nhất là  25g chất xơ mỗi ngày. 

2.4. Uống nhiều nước

Cơ chế lắng đọng nước tiểu lâu ngày là một nguyên nhân khiến bạn bị sỏi thận. Chúng ta có thể phòng tránh sỏi thận bằng cách uống và bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần. 

Theo khuyến cáo của chuyên gia, nếu không may bạn bị sỏi thận hãy tăng lượng nước bạn uống hàng ngày lên 2.5-3 lít. Việc uống thật nhiều nước sẽ giúp thận đào thải sỏi tốt hơn và hạn chế tình trạng hình thành sỏi lớn. Khi xuất hiện sỏi lớn những cơn đau hay biến chứng ở thận cũng xuất hiện. Lúc này người bệnh có thể phải điều trị bằng liệu pháp phẫu thuật.

Chúng ta có thể phòng tránh sỏi thận bằng cách uống và bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần

3. Sỏi thận kiêng ăn gì?

3.1. Tạo thói quen ăn nhạt

Ngoài các thực phẩm cần bổ sung thêm như các loại vitamin A, vitamin D, chất xơ,... Khi bị sỏi thận bạn còn cần phải hạn chế lượng muối được đưa vào trong cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều muối trong ngày chính là tiền đề gây nên kết tinh các gốc oxalate. Khi các gốc tinh thể oxalate kết tinh đến một mức nhất định sẽ tạo thành sỏi. 

3.2. Không ăn thực phẩm có hàm lượng cao oxalate

Nguyên nhân bị sỏi thận ở Việt Nam phần lớn đến từ việc kết tinh nồng độ cao oxalate. Nếu chúng ta ăn thực phẩm có chứa hàm lượng cao oxalate thì đã trực tiếp gia tăng nồng độ oxalate trong cơ thể. Khi bị sỏi thận ngoài việc điều trị cùng chuyên gia bạn cần tránh ăn thực phẩm chứa nhiều oxalate. Các thực phẩm chứa nhiều oxalate là: măng tre, rau muống, dưa muối, các loại socola,...

3.3. Hạn chế đồ ăn nhiều đường

Khi tiêu thụ đồ ăn quá nhiều đường sẽ làm thay đổi pH nước tiểu từ đó tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành sỏi. Khi bạn chủ động giảm lượng đường nạp vào cơ thể sẽ giúp hạn chế việc hình thành sỏi. Việc hạn chế đường còn giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu.

3.4. Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ thông thường là các đồ ăn nhanh chứa lượng đạm và muối rất cao. Khi bạn bị sỏi thận và tiếp tục nạp vào cơ thể những thức ăn nhanh, thận của bạn có thể bị quá tải. Từ đó chức năng thận sẽ càng bị suy giảm do làm việc quá mức và thận sẽ gặp khó khăn trong việc đào thải sỏi. 

Khi bạn bị sỏi thận và tiếp tục nạp vào cơ thể những thức ăn nhanh, thận của bạn có thể bị quá tải

3.5. Hạn chế đạm và kali

Sỏi urat được tạo thành từ chế độ ăn uống quá nhiều chất đạm và kali. Ngoài ra, khi nồng độ kali trong máu cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận. Một khi chức năng thận bị ảnh hưởng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn có thể khiến bạn gặp phải các biến chứng về sau. Vì vậy, bạn phải hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, bơ,... 

4. Những lưu ý quan trọng khác

Tăng cường thời gian vận động trong ngày cũng là một cách giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi thận. Tập luyện giúp tăng đào thải chất độc qua mồ hôi, giảm lượng gánh nặng cho thận. Những người bị sỏi thận thường được khuyến cáo tập luyện duy trì 30-45 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Các bài tập mà bạn có thể lựa chọn như là đi bộ, bơi lội, tập gym hay yoga.

Với cuồng quay cuộc sống và công việc hiện đại, bệnh lý sỏi thận trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên không cần quá lo lắng, bệnh có thể phòng ngừa nếu chúng ta có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra khi bị sỏi thận bạn cần chú tâm đến chế độ dinh dưỡng để ngăn bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Qua bài viết trên dược sĩ Upharma hy vọng đã cung cấp cho bạn thêm một số thông tin bổ ích về bệnh sỏi thận.