E ngại con dậy thì sớm: cha mẹ cần làm gì?

Dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và tâm lý của trẻ. Do đó, cha mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa dậy thì sớm hiệu quả ngay từ ban đầu. Cùng dược sĩ Upharma tìm hiểu các biện pháp đó thông qua bài viết sau nhé.

1. Thực trạng dậy thì sớm ở trẻ nhỏ hiện nay

Dậy thì là giai đoạn cơ thể trẻ em có nhiều thay đổi nhanh chóng để trở thành người lớn, bao gồm sự tăng trưởng của cơ bắp và xương, khả năng sinh sản của cơ thể. Độ tuổi dậy thì thường gặp ở bé gái và bé trai lần lượt lượt là từ 8 - 13 tuổi và 9 - 14 tuổi. Do đó, nếu trẻ có những dấu hiệu trưởng thành khi chưa đủ tuổi dậy thì, thì được coi là dậy thì sớm.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), so với thập kỷ trước, hiện nay số lượng trẻ dậy thì sớm đã tăng hơn 35 lần. Tại Việt Nam, bệnh viện Nhi đồng 2  TP.HCM ghi nhận trung bình mỗi năm bệnh viện có từ 600 - 700 ca dậy thì sớm ở trẻ.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ phát triển tâm sinh lý quá sớm như:

  • Giới tính (bé gái có khả năng dậy thì sớm gấp 10 lần bé trai)

  • Di truyền học, béo phì

  • Các bệnh lý u buồng trứng, u tuyến thượng thận,...

Những bệnh lý như u nang buồng trứng có thể dẫn đến dậy thì sớm
  • Rối loạn nội tiết tố và các vấn đề về hệ thần kinh trung ương

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

  • Tiếp xúc với các chất có chứa nội tiết tố sinh dục,...

2. Các biểu hiện cho thấy trẻ dậy thì sớm

2.1. Ở bé gái:

  • Phát triển tuyến vú, bắt đầu hành kinh

  • Chiều cao tăng nhanh trong thời gian ngắn

  • Lông nách và lông vùng kín mọc nhiều

  • Xuất hiện mụn trên mặt và có mùi cơ thể

Biểu hiện dậy thì sớm dễ thấy nhất ở bé gái là xuất hiện mụn ở mặt

2.2. Ở bé trai:

  • Tinh hoàn và dương vật phát triển

  • Tăng chiều cao nhanh chóng trong thời gian ngắn

  • Vỡ giọng, giọng trầm xuống và mọc mụn

  • Xuất hiện mùi cơ thể

  • Bắt đầu mọc râu, lông mặt, lông nách và lông vùng kín

Ở bé trai dấu hiện dậy thì sớm thể hiện qua việc mọc râu, lông rậm rạp

3. Những hậu quả nghiêm trọng khi con dậy thì sớm

Khi phát triển sinh lý quá sớm, trẻ em rất dễ gặp phải các vấn đề về cảm xúc và thể chất như:

3.1. Tâm lý bất ổn

Do có những khác biệt về ngoại hình so với các bạn cùng trang lứa như ngực phát triển, lông mọc nhiều, cơ thể có mùi,... nên bé dễ cảm thấy tự ti, xấu hổ. Hơn nữa, bé có thể bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt về sự thay đổi quá sớm này. Từ đó, để lại những di chứng tâm lý đến cả khi trẻ đã trưởng thành.

3.2. Hạn chế chiều cao

Đối với trẻ em dậy thì sớm, giai đoạn phát triển chiều cao sẽ ngắn hơn so với những đứa trẻ dậy thì đúng tuổi. Do đó, khi đã trưởng thành, các bé thường thấp bé hơn các bạn đồng trang lứa.

Trẻ dậy thì sớm rất có thể bị hạn chế phát triển về chiều cao

3.3. Quan hệ tình dục sớm

Dậy thì sớm cũng đồng nghĩa với việc bé có những ham muốn tình dục sớm hơn các bạn cùng tuổi. Tuy nhiên, do còn nhỏ, chưa đủ kiến thức về quan hệ tình dục an toàn nên bé dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng, xâm hại. Trong đó, bé gái là những đối tượng dễ bị xâm hại nhất. Hậu quả là các bé dễ bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục, mang thai khi tuổi đời còn quá nhỏ.

3.4. Dễ mắc các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản

Do còn khá nhỏ nên những đứa trẻ dậy thì sớm chưa được ba mẹ hướng dẫn về việc vệ sinh cơ thể đúng cách. Đặc biệt là vệ sinh cơ quan sinh dục nên khả năng mắc các bệnh lý về sức khỏe sinh sản ở trẻ là rất cao. Bên cạnh đó, do dễ quan hệ tình dục từ sớm nên tỷ lệ nạo, phá thai trên những đối tượng này sẽ cao hơn. Từ đó, ảnh hưởng đến thành tử cung còn non yếu và làm giảm khả năng mang thai sau này.

4. Cha mẹ cần làm gì để con không dậy thì sớm?

Để con không dậy thì sớm, cha mẹ có thể áp dụng một số giải pháp sau:

4.1. Xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng hợp lý

Béo phì là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ phát triển sinh lý sớm. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn uống một cách khoa học hơn. Cụ thể, cha mẹ cần bổ sung rau củ, trái cây tươi trong bữa ăn hàng ngày của bé. Đồng thời, cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm có chứa hormone tăng trưởng. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con cũng ngăn xuất hiện tình trạng dậy thì sớm

4.2. Khuyến khích con tăng cường vận động

Để giúp con phòng ngừa béo phì, nâng cao sức đề kháng, các bé nên được tạo thói quen luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày. Ngoài chạy bộ, chơi cầu lông, các bậc phụ huynh cũng có thể đăng ký cho con tham gia các môn thể thao như bơi lộng, bóng rổ, bóng đá,... 

4.3. Hạn chế cho trẻ dùng các sản phẩm chứa nội tiết tố sinh dục

Để ngăn chặn quá trình phát triển sinh lý sớm ở trẻ nhỏ, cha mẹ không nên cho con sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm có chứa estrogen hoặc testosterone,.... Khi con bắt buộc phải dùng thuốc hoặc các loại mỹ phẩm bất kỳ, cha mẹ nên ghé những nhà thuốc uy tín, tiêu biểu như Upharma. Tại đây, luôn có sẵn các sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, khi mua sắm tại Upharma, cha mẹ còn được đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn trực tiếp. Từ đó, tránh được các sản phẩm chứa thành phần chưa phù hợp với độ tuổi trẻ.

4.4. Đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay nếu nghi ngờ

Nếu nghi ngờ con dậy thì sớm, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Lưu ý, ba mẹ không nên dùng các liều thuốc dân gian, chưa qua kiểm chứng khoa học cho con nhỏ.

5. Kết luận

Như vậy bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi “E ngại trẻ dậy thì sớm: cha mẹ cần làm gì?”. Thông qua bài viết này, Upharma hy vọng cha mẹ sẽ dành sự quan tâm đến quá trình trưởng thành của con. Đồng thời, ba mẹ cũng nên chủ động tâm sự, lý giải cho con về những thay đổi bất thường của cơ thể. Chính điều này sẽ giúp con bớt hoang mang, lo lắng khi đến tuổi dậy thì.